Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

3.4. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh

trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh

3.4.1. Mục đích thăm dò

Thăm dò nhằm xác định tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.4.2. Đối tượng thăm dò.

- Cán bộ quản lý các cấp: 50 cán bộ. - Giáo viên tiểu học : 50 giáo viên.

- Phụ huynh ở các trường tiểu học: 50 phụ huynh.

Các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh:

• Hoàn thiện chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và ngành giáo dục và đào tạo.

• Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

• Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

• Hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy – học , giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

• Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

• Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động và quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật.

3.4.4. Công cụ và quy trình thăm dò

Xây dựng nội dung trên các phiếu khảo sát dành cho các đối tượng, cấp phiếu cho các đối tượng và quy định thời gian thực hiện, thu hồi và đánh giá kết quả khảo sát, thăm dò.

3.4.5. Cách đo và phân tích:

- Tổng hợp các phiếu theo từng nhóm và từng nội dung khảo sát, thăm dò. - Cách tính :

+ Không khả thi: 00 điểm. + Khả thi: 01 điểm. + Rất khả thi: 02 điểm.

- Cách đo: Vận dụng phương pháp thống kê để tính chỉ số trung bình vào việc tổng hợp nội dung khảo sát. Trên cơ sở đó phân tích kết quả khảo sát đi đến kết luận cho các giải pháp nghiên cứu.

3.4.6. Kết quả thăm dò

Qua kết quả khảo sát được tổng hợp (bảng 12) về tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy chỉ số trung bình của các giải pháp so với điểm chuẩn đạt rất cao: Đối với cán bộ quản lý mức điểm trung bình từ: 1.16 đến 1.76; Đối với giáo viên tiểu

học: mức điểm trung bình từ 1.42 đến 1.72; Đối với phụ huynh học sinh: Điểm trung bình từ 1.18 đến 1.66. Với kết quả trên đã cho thấy sự khẳng định của các đối tượng về tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

Bảng 12: Bảng tính chỉ số trung bình ở các đối tượng về một số nội dung khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Nội dung khảo sát CBQL

N = 50 Giáo Giáo viên N = 100 Phụ huynh N = 100 1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách của địa

phương và ngành giáo dục và đào tạo.

2. Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương.

3. Tăng cường công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

4. Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy – học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

5. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

6. Huy động và quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

1.68 1.50 1.68 1.48 1.76 1.52 1.40 1.58 1.72 1.62 1.50 1.44 1.18 1.32 1.66

1.16 1.64 1.20

Vì vậy, việc vận dụng các giải pháp quản lý giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học đã đề xuất ở trên vào địa phương, sẽ đem lại hiệu quả trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

Đồng thời, với độ chênh lệch rất thấp giữa các đối tượng khảo sát, đã cho thấy hầu hết các đối tượng đều có sự thống nhất cao trong việc đưa các giải pháp trên vào việc quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương hiện nay. Song vẫn còn một vấn đề mà các đối tượng đang boăn khoăn là vấn đề huy động nguồn kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương (giải pháp 06). Với chỉ số trung bình: Cán bộ quản lý: 1.16, giáo viên tiểu học: 1.64; Phụ huynh học sinh: 1.20.

Kết quả này đã cho thấy sự chưa đồng bộ giữa các đối tượng về tính khả thi của (giải pháp 06), đây cũng là vấn đề mà địa phương cần có chính sách quan tâm nhằm cung cấp kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại Thành Phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

Kết luận chương 3

Các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh được đề xuất trên tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục và đào tạo, có cơ sở khoa học và qua kết quả khảo sát đã khẳng định tính khả thi cao. Vì vậy, việc vận dụng các giải pháp vào thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này phải có những điều kiện đảm bảo trong việc phát triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của một thành phố đang phát triển nhanh về tất cả các phương diện. Hy vọng trong những năm đến việc sử dụng các giải pháp vào quá trình quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương được tiến hành một cách phù hợp, đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được mục tiêu của địa

phương trong công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, nhằm góp phần cùng cả nước thực hiện tốt chỉ tiêu đề ra của ngành giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w