KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI 1 Kết luận

1. Kết luận

1.1. Trên cơ sở thu thập một khối lượng thông tin nhất định, tổng kết những kinh nghiệm có liên quan đến công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, luận văn đã chắt lọc, xử lý thông tin, khái quát hóa thành lý luận và căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, thực tiễn của TP. Hồ Chí Minh, luận văn đã xác định được định hướng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu: là đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh.

1.2. Qua kết quả khảo sát thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học. Qua đó các đối tượng đã khẳng định cần thiết phải có một hệ thống giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học.

Trên cơ sở định hướng phát triển của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương với thực tiễn, thực trạng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong thời gian qua, muốn thực hiện thành công công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý phù hợp, đồng thời phải tuân theo quy trình chặt chẽ của các giải pháp quản lý thích hợp.

1.3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh:

Giải pháp 1: Hoàn thiện chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo.

Giải pháp 2: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương.

Giải pháp 3: Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Giải pháp 4: Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy – học , giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Giải pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

Giải pháp 6: Huy động và quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

Trước hết, đối với chính quyền địa phương và ngành giáo dục và đào tạo phải có những chủ trương, chính sách phù hợp, việc tiến hành tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể cộng đồng về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, phải tăng cường công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát thường xuyên liên tục, đồng thời để nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật sự cần thiết phải có nội dung chương trình, phương pháp giáo dục và điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phù hợp đáp ứng yêu cầu dạy – học và giáo dục, phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác giáo dục, để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi phải biết huy động và quản lý tốt các nguồn lực tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Sáu giải pháp này có mối quan hệ tương hỗ và đồng bộ, yêu cầu thực hiện phải tuân theo một quy trình chặt chẽ thống nhất, việc thực hiện giải pháp này cũng đồng thời thực hiện giải pháp khác. Trong đó giải pháp hoàn thiện chủ trương chính sách là điều kiện tiên quyết để thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương hiện nay.

1.4. Các giải pháp nêu ra trong luận văn một mặt khẳng định về lý luận giáo dục đặc biệt là một bộ phận của giáo dục học (theo nghĩa rộng) nhưng là một lĩnh vực chuyên biệt, rất đặc thù của khoa học giáo dục nói chung. Vì vậy, các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học đưa ra vừa thể hiện rõ tính chất của khoa học giáo dục, vừa thể hiện rõ tính chất của giáo dục học chuyên biệt.

Bằng việc tiến hành khảo nghiệm tính khả thi ở các đối tượng cán bộ quản lý các cấp, giáo viên tiểu học, phụ huynh học sinh tiểu học, hầu hết các đối tượng đã khẳng định tính khả thi của các giải pháp đối với công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh. Qua đó khẳng định rằng các giải pháp đề xuất là một hệ thống liên hoàn chặt chẽ mang tính khoa học và chính xác, có độ tin cậy và hiệu quả cao.

1.5. Về lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu tình hình trong thực tiễn chỉ áp dụng cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, luận văn cũng gợi mở ra được nhiều triển vọng cho những nghiên cứu tiếp theo. Những giải pháp quản lý mà luận văn đề cập có thể mở rộng thành những đề tài nghiên cứu riêng lẻ; các giải pháp quản lý và quy trình nghiên cứu điển hình trong luận văn hoàn toàn có thể áp dụng đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc học mầm non và giáo dục hòa nhập ở bậc trung học cơ sở.

2. Kiến nghị

Tính khả thi của các giải pháp đã nêu đòi hỏi một số điều kiện và cơ chế thực hiện nếu như các giải pháp này được sử dụng ở phạm vi rộng hơn. Đó là cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan (Y tế, Giáo dục, Thương binh – xã hội…), là các chủ trương chính sách về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, là chế độ chính sách của giáo viên, là trình độ nhận thức của phụ huynh, là vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên và chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật… Tất cả những vấn đề này chỉ có thể được thực hiện trong một cơ chế hợp tác tốt của nhiều ban ngành.

- Cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về chế độ chính sách đối với người làm công tác giáo dục đặc biệt và đội ngũ làm công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Ưu tiên đầu tư nguồn ngân sách cho việc thành lập các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương nhằm hỗ trợ tốt cho công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Cần đầu tư nguồn ngân sách cho công tác can thiệp sớm, phục hồi chức năng học tập, vui chơi cho trẻ khuyết tật tại địa phương.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Vụ, Viện quan tâm hơn nữa đối với công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Cần chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố thành lập bộ phận chuyên môn chuyên ngành giáo dục trẻ khuyết tật nhằm quản lý, chỉ đạo và giám sát tốt công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương.

- Chỉ đạo các trường Sư phạm địa phương thành lập khoa chuyên môn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tật học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương.

- Ưu tiên tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị học hỏi kinh nghiệm.

2.3. Đối với Đảng bộ và chính quyền tại TP. Hồ Chí Minh

- Quan tâm hơn nữa về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương, tạo sự công bằng cho các em trong mọi lĩnh vực.

- Tuyên truyền giáo dục, nhận thức của cộng đồng về chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật qua các thông tin đại chúng.

- Cần có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Cần tranh thủ các nguồn tài trợ từ các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Cần sớm tham mưu với các cấp lãnh đạo tỉnh thành lập ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm sớm kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục hòa nhập từ thành phố đến cơ sở.

- Phối hợp với các ban ngành, cơ quan chức năng có kế hoạch về kinh phí và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học.

Tóm lại, việc đề ra và thực hiện tốt các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học sẽ giúp cho mọi trẻ khuyết tật đều có điều kiện đến trường và sớm hòa nhập vào cộng đồng, giúp trẻ khuyết tật có điều kiện phát triển như những trẻ em bình thường khác, bộc lộ được khả năng của mình, tạo ra sự cân bằng, bình đẳng trong giáo dục và xã hội.

2.5. Đối với các trường tiểu học giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về GDHN và DHN cho HSKT.

- Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về DHN TKT.

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia các lớp tập huấn về GDHN phải có năng lực, tâm huyết và phải đảm bảo cơ cấu giữa các bộ môn và đảm bảo tính kế thừa.

- Cần lập được dự án, kế hoạch cụ thể của hệ thống giáo dục khuyết tật, phối hợp tốt các lực lượng tham gia giáo dục khuyết tật, khai thác, huy động và sử dụng tốt các sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trẻ khuyết tật.

2.6. Đối với các cán bộ giáo viên, phụ huynh và các lực lượng tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học

- Tích cực tham gia vào công tác phát hiện và huy động trẻ khuyết tật đến trường.

- Nâng cao nhận thức cho phụ huynh TKT và cộng đồng về quyền lợi và cơ hội bình đẳng trong giáo dục đối với mọi trẻ em.

- Phải là người tham gia trực tiếp vào hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, vừa phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường để hỗ trợ trẻ khuyết tật tham gia học tập, sinh hoạt.

Sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật ở TP. Hồ Chí Minh, có đạt được hiệu quả và thành công hay không, tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn phương thức; Sự phối hợp, có hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục khuyết tật. Trong đó năng lực chuyên môn, đạo đức, nhân cách người cán bộ quản lý và giáo viên giữ vai trò chủ đạo và quyết định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w