13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
3.2.6. Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động và quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp
Công tác giáo dục trẻ khuyết tật đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn kinh phí cho quá trình tổ chức thực hiện, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức từ thiện, các cá nhân trong và ngoài nước thường xuyên quan tâm hỗ trợ. Qua đó đã khẳng định xu thế tất yếu của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật hiện nay và vấn đề khiếm khuyết của trẻ khuyết tật không phải là lý do bản thân mà đó là nguyên nhân từ phía xã hội. Hiện nay địa phương cần phải huy động quản lý tốt các nguồn lực cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật đó là: nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương; nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế; nguồn kinh phí từ sự đóng góp của xã hội, cộng đồng.
Song vấn đề quản lý các nguồn lực tham gia công tác giáo dục trẻ khuyết tật như thế nào? Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của trẻ khuyết tật trong môi trường hòa nhập là vấn đề toàn xã hội đang quan tâm. Đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà quản lý và của toàn xã hội mà trực tiếp là ngành giáo dục và đào tạo.
Nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Đồng thời quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách địa phương – từ sự hỗ trợ của Quốc tế - từ đóng góp của các cá nhân, xã hội và cộng đồng. Trên cơ sở đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở tại TP. Hồ Chí Minh, thu hút trẻ khuyết tật ra lớp với số lượng ngày càng tăng, chất lượng đào tạo đạt hiệu quả ngày càng cao.
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp
Với sự phát triển mạnh mẽ của công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở hầu hết các địa phương trong cả nước đã cho thấy giáo dục trẻ khuyết tật ngày nay không chỉ mang tính nhân văn mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Song để phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu của ngành giáo dục và đào tạo: Đưa 70 % trẻ khuyết tật ra lớp vào năm 2020, đòi hỏi các nhà quản lý phải tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật.
Để quản lý tốt các nguồn lực đòi hỏi địa phương phải có kế hoạch hợp lý trong việc sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Phải quan tâm đến một số hoạt động cụ thể đó là:
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập.
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với giáo dục khuyết tật.
- Hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. - Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình chẩn đoán, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.
- Trang thiết bị các dụng cụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật ở các lớp hòa nhập và hỗ trợ cho những trẻ khuyết tật nặng nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Kinh phí đầu tư, khuyến khích cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật.
3.2.6.3. Cách tiến hành
Để thu hút và quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật đòi hỏi ngành giáo dục phải quan tâm đến đội ngũ tham gia quản lý và giám sát các cấp.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp lý đã ban hành và kế hoạch tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật, ngành giáo dục và đào tạo đề xuất với chính quyền địa phương về việc cung cấp nguồn kinh phí hoạt động. Đây là nguồn kinh phí cơ bản trong quá trình tổ chức, thực hiện.
Ngành giáo dục và đào tạo phối kết hợp cùng với các ban ngành chức năng liên quan tại địa phương có kế hoạch vận động nguồn kinh phí từ các tổ chức từ thiện trong nước và Quốc tế, các tổ chức kinh tế - xã hội trong toàn thể cộng đồng.
Việc quản lý các nguồn lực phải tuân theo các yêu cầu về quản lý tài chính của Bộ tài chính ban hành đối với các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp.