Quản lý việc thực hiện mục tiêu của giáo dục hòa nhập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

Để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên ở các đơn vị cơ sở để phát triển giáo dục hòa nhập.

1.3.1.1. Ý nghĩa của việc xây dựng mục tiêu giáo dục.

Trẻ khuyết tật có những khó khăn và thuận lợi riêng so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi về một số mặt, vì thế gây cho trẻ không ít khó khăn trong quá trình lĩnh hội những tri thức phổ thông. Trong thực tế chỉ ra rằng trẻ khuyết tật nặng khó có thể hoàn thành mục tiêu tiểu học. Bởi vậy đối với đối tượng trẻ khuyết tật nặng cần có mục tiêu giáo dục riêng phù hợp với những đặc điểm của trẻ.

Việc xác định mục tiêu đúng đắn, phù hợp cho từng trường hợp sẽ giúp cho giáo viên biết phương hướng giúp đỡ trẻ trong quá trình giáo dục và giảng dạy trẻ ở trên lớp trong suốt quá trình trẻ học ở nhà trường. Hơn nữa tránh hiện tượng trẻ khuyết tật bị bỏ rơi trong lớp vì xét cho cùng trẻ khuyết tật nặng khó có thể theo kịp được trẻ em bình thường về một số mặt. Bởi vậy việc xác định mục tiêu giáo dục sẽ giúp cho trẻ khuyết tật có cơ hội và tạo điều kiện được đánh giá như trẻ em bình thường khác.

Mục tiêu giáo dục được xác định chính xác, phù hợp sẽ kéo theo việc hoạch định những nội dung và biện pháp hỗ trợ trẻ phù hợp đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời giúp cho trẻ có thể phát huy hết khả năng còn lại của mình để học tập.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã được thể hiện trong các văn bản hiện hành, với việc khẳng định trẻ em nói chung được hưởng hai quyền cơ bản là:

Được tôn trọng nhân cách và học tập. Trên cơ sở hai quyền cơ bản đó là, Nhà nước ta tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật vì những mục đích chủ yếu: Tạo cho trẻ em khuyết tật có được môi trường sống bình thường trong cộng đồng; (xóa bỏ mặc cảm hai chiều: xã hội nhìn nhận trẻ khuyết tật và bản thân trẻ tự nhìn nhận), giúp trẻ phát triển nhân cách, từng bước hòa nhập vào xã hội xung quanh. Góp phần xây

dựng nền giáo dục Việt Nam thực sự là nền giáo dục cho mọi người, mang tính nhân văn sâu sắc – một nền giáo dục tiến bộ. Bảo đảm quyền học tập cho trẻ khuyết tật trong điều kiện cụ thể của đất nước, địa phương, nhà trường hay cơ sở giáo dục.

Những mục đích đào tạo, giáo dục chính yếu trên có thực hiện kết quả hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên; trước hết là giáo viên các trường khuyết tật.

1.3.1.3. Nguyên tắc xây dựng mục tiêugiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Để đảm bảo tính chính xác của mục tiêu đối với giáo dục trẻ khuyết tật cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Mục tiêu giáo dục phải dựa vào mục tiêu giáo dục phổ thông, lấy nó làm chỗ dựa, làm thước đo, làm cơ sở để xây dựng. Mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật không thể tách biệt khỏi mục tiêu giáo dục trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Nguyên tắc này chi phối toàn bộ hệ thống mục tiêu cho đến việc xây dựng những yêu cầu cho mỗi giai đoạn, cho mỗi nội dung giáo dục. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, như đối với những em khuyết tật nhẹ, ít khó khăn trong học tập thì dựa vào mục tiêu giáo dục phổ thông, nhưng với những trường hợp khuyết tật nặng thì dựa vào mục tiêu giáo dục bậc tiểu học làm cơ sở.

Nguyên tắc thứ hai: Mục tiêu giáo dục ở đây mang tính cá biệt cao độ - nói cách khác – mục tiêu giáo dục cho từng học sinh cụ thể. Bởi vậy việc xác định mục tiêu phải căn cứ vào đặc điểm cá biệt, những thuận lợi và khó khăn của từng học sinh. Mục tiêu được đặt ra sao cho cá nhân học sinh đó đủ khả năng để đạt được trong khoảng thời gian nhất định.

Nguyên tắc thứ ba: Mục tiêu đặt ra phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể và cần thiết để đạt được, nghĩa là mục tiêu phải mang tính khả thi. Điều kiện ở đây bao gồm môi trường và điều kiện sống của học sinh, điều kiện giáo dục ở nhà trường, trình độ khả năng của đội ngũ giáo viên và những người tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ.

1.3.1.4. Phương pháp xây dựng mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Để đảm bảo tính chính xác và khả thi của mục tiêu, cần phải tiến hành theo các bước sau:

Bước khảo sát, tìm hiểu đối tượng: Phải có nội dung tìm hiểu cụ thể về mức độ khiếm khuyết của từng trẻ, những khó khăn và thuận lợi ở trẻ trong quá trình giáo dục hòa nhập với trẻ bình thường.

Bước xác định mục tiêu giáo dục: Trên cơ sở tìm ra những khó khăn thuận lợi của trẻ, phải định ra mục tiêu giáo dục phù hợp cho từng đối tượng, ở từng lớp, từng bậc học.

Bước thông qua mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục sau khi xác định phải thông qua các đối tượng liên quan tham gia vào quá trình giáo dục, phải đảm bảo được thống nhất. Đây là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá học sinh, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục hòa nhập.

Bước cụ thể hóa mục tiêu bằng những mục tiêu ngắn hạn và những yêu cầu cho từng nội dung giáo dục. Quản lý giáo dục ở các cấp khác nhau đều nhằm mục đích: tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các cơ sở thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Do đó chúng ta xác định rằng: Mục tiêu quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học được cụ thể hóa từ mục tiêu quản lý giáo dục ở bậc tiểu học đó là hệ thống các tác động có chủ định của chủ thể quản lý đến toàn bộ hệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)