13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
3.2.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo
và ngành giáo dục – đào tạo
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Vấn đề hoàn thiện chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và ngành giáo dục - đào tạo là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học. Chủ trương, chính sách phù hợp sẽ định hướng cho toàn ngành thực hiện đúng mục tiêu đề ra và đồng thời khuyến khích các đối tượng thực hiện có hiệu quả nhất. Giải pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách của địa phương là sự cụ thể hóa các mục tiêu tổng quát của sự phát triển giáo dục trẻ khuyết tật đến năm 2020 đó là: “Đến năm 2020, hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong việc hưởng một nền giáo dục có chất lượng như sự trợ giúp để phát triển tối đa năng lực toàn diện, tham gia và
đóng góp tích cực cho tiến bộ xã hội”. [Giáo dục trẻ khuyết tật một số vấn đề thực tiễn và lí luận, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội, 2005].
Vì thế, việc hoàn thành chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và ngành giáo dục - đào tạo đối với lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học nhằm mục tiêu: Ban hành các chính sách về công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học; Hình thành và hoàn thiện hệ thống quản lý và đội ngũ quản lý về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của bậc học; Huy động tối đa số lượng trẻ khuyết tật vào học ở bậc tiểu học; Nâng cao chất lượng giáo dục và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên , chuyên gia tư vấn … đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
Nội dung của giải pháp chính là vấn đề ban hành chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương và của ngành giáo dục - đào tạo về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học bao gồm:
- Trước hết cần có chủ trương kiện toàn bộ máy quản lý chỉ đạo từ thành phố đến các quận, huyệnvà đơn vị cơ sở, ban hành các văn bản pháp lý cần thiết đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Việc kiện toàn bộ máy quản lý chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học là nhằm hình thành hệ thống cán bộ quản lý , chỉ đạo ở các cấp từ thành phố cho đến các cơ sở , phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý cho đến từng đơn vị và các cá nhân trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Ban hành các chính sách về việc đào tạo và sử dụng đội ngũ đáp ứng nhu cầu nhân lực ở trình độ cao về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương. Việc tuyển chọn đội ngũ tham gia trong lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cần ưu tiên cho các đối tượng thực sự có tâm huyết với trẻ khuyết tật, có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục tại các trường tiểu học. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương hiện nay.
- Có chính sách ưu tiên trong việc đầu tư nguồn ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Có chính sách hỗ trợ đối với trẻ khuyết tật đi học trong các trường hòa nhập ở bậc tiểu học. Hỗ trợ về các điều kiện học tập về sách vở, tài liệu học tập… Hỗ trợ về vật chất đối với những trẻ khuyết tật nặng và những trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Bằng các hình thức như trợ cấp hằng tháng đối với từng trẻ khuyết tật theo từng mức độ khiếm khuyết khác nhau.
- Có chính sách khuyến khích các cá nhân, các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập, khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
- Có chính sách phát triển hệ thống trường học đảm bảo tối thiểu về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Để hoàn thiện chủ trương, chính sách của địa phương và ngành giáo dục – đào tạo về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học. Đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn các địa phương, ở từng đơn vị cơ sở.
Ngành giáo dục – đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu với lãnh đạo các cấp về việc hoàn thiện chủ trương, chính sách đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trên cơ sở phối hợp với các ban ngành liên quan của địa phương.
Đối với ngành giáo dục – đào tạo trên cơ sở nghiên cứu những yêu cầu, những nội dung của văn bản đã ban hành và pháp lệnh người tàn tật, trên cơ sở thực tiễn của địa phương tham mưu cho lãnh đạo ban ngành các chủ trương, chính sách phù hợp với công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học.
- Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của Nhà nước về công tác tài chính ngành giáo dục phối hợp cùng với sở kế hoạch – Tài chính đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp với công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học.
- Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của Nhà nước về công tác tài chính nhà giáo dục phối hợp cùng với Sở Kế hoạch – Tài chính đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với trẻ khuyết tật, đối với đội ngũ làm công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, về công tác đội ngũ, về xây dựng cơ sở vật chất….
- Ngành giáo dục địa phương phải có kế hoạch tham quan học tập kinh nghiệm ở một số địa phương đã thực hiện thành công công tác giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học trong nhiều năm qua như: Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đó vào việc ban hành một số chính sách phù hợp.
3.2.2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức vềcông tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật