13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
3.2.4. Hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy học, giáo dục
cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy - học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Trong giáo dục hòa nhập việc đánh giá sự tiến bộ của trẻ phải tùy thuộc vào khả năng, năng lực của trẻ khuyết tật, vì thế nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Vì thế, việc hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy - học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, đáp ứng được sự mong đợi của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.
Về nội dung chương trình phải nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ khuyết tật, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với khả năng của từng đối tượng khuyết tật, các loại tật khác nhau. Hoặc điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục dựa trên nội dung giáo dục của trẻ bình thường ở bậc tiểu học.
Về phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy – học và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phải vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến hiện có ở các trường tiểu học và kết hợp sử dụng các phương pháp, phương tiện đặc thù hỗ trợ cho trẻ khuyết tật ở lớp hòa nhập.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Theo UNESCO, mọi trẻ em đều có khả năng chiếm lĩnh những tri thức theo cách riêng với khối lượng và đòi hỏi thời gian khác nhau. Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, ngoài việc tuân thủ theo những nguyên tắc chung của giảng dạy phổ thông còn phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản đó là:
- Dạy học sao cho mỗi trẻ đều phải tìm hiểu cho mình những kiến thức mới tùy theo năng lực và nhu cầu của bản thân. Điều này đòi hỏi người dạy cần tổ chức cho mọi trẻ đều có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới.
- Mỗi trẻ, kể cả trẻ khuyết tật, đều có những năng lực riêng. Trong giảng dạy hòa nhập cần tạo điều kiện để phát triển những năng lực sẵn có, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật nó là cơ sở để trẻ có thể học tập.
- Mỗi trẻ đều có năng lực, nhu cầu khác nhau, do đó sau bài học, kết quả học tập cũng có thể khác nhau. Cho nên việc đánh giá kết quả sau bài học cũng không thể công bằng, nó khác nhau ở từng trẻ do điểm xuất phát khác nhau.
Việc hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ quá trình dạy - học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học hiện nay đang theo hướng điều chỉnh nội dung giáo dục dựa trên cơ sở nội dung chương trình của bậc học và tuân theo các quan điểm
dạy học hòa nhập của UNESCO: “Điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng trẻ khuyết tật”.
Điều chỉnh và sự cần thiết phải điều chỉnh. Điều chỉnh là sự thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất, phù hợp với năng lực và nhu cầu của trẻ. Trong quá trình dạy học hòa nhập cần tiến hành điều chỉnh vì những lý do sau đây:
- Khả năng nhận thức được thể hiện ở mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức trong các môn học khác nhau, trong việc làm chủ các khái niệm hay thực hiện một nhiệm vụ. Đối với trẻ bắt đầu học tiểu học, không phải em nào cũng đã được học mẫu giáo, do đó vốn hiểu biết trước khi đến trường cũng khác nhau.
- Trẻ rất khác nhau về kỹ năng xã hội do môi trường sống mang lại, những sự khác nhau này thường được biểu hiện ở những hành vi ứng xử khác nhau.
- Trẻ rất khác nhau về sở thích và thiên hướng: Bé trai khác bé gái, các sở thích về âm nhạc, hội họa, quần áo, màu sắc… Sự lựa chọn các hoạt động phù hợp với sở thích đó sẽ làm cho trẻ thấy thuận lợi hơn trong sinh hoạt và phát triển nhân cách của mình.
- Đối với trẻ khuyết tật sự khác nhau này còn thể hiện ở thời gian, mức độ và dạng khó khăn, được can thiệp sớm hay không can thiệp sớm, mức độ quan tâm của gia đình…
Điều chỉnh sẽ giúp cho trẻ có hứng thú học tập và học tập có hiệu quả trên cơ sử dụng tối đa các kiến thức và kỹ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kỹ năng mới, tránh những bất cập giữa kỹ năng hiện có của trẻ và những nội dung giáo dục phổ thông, nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo viên, bù trừ những lệch lạc về tinh thần, cảm giác và hành vi.
Các phương án điều chỉnh. Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung môn học, bài học, có thể áp dụng một trong các phương án điều chỉnh sau đây:
- Phương án đồng loạt: Học sinh khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp học bằng cách làm việc như mọi học sinh khác. Điều chỉnh được tiến hành cho mọi trẻ căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học. Thông thường, khi xây dựng nội dung cho bài học, giáo viên thường căn cứ
vào yêu cầu của bài học. Trên cơ sở những mục tiêu cụ thể này, giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Các thiết kế này thường mang tính chủ quan của giáo viên. Do vậy, trong quá trình tiến hành bài dạy, giáo viên sẽ gặp những tình huống như: Những gì giáo viên muốn trẻ học, trẻ đã biết trước rồi, do vậy mục tiêu cung cấp kiến thức cần phải điều chỉnh sang mục tiêu nâng cao, hoặc những mục tiêu đưa ra quá cao so với trẻ trong buổi học, nên cần hạ thấp mức độ cho phù hợp.
- Phương án đa trình độ: Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật.
- Phương án trùng lặp giáo án: Điều chỉnh này dành cho những trẻ có khó khăn chưa hoàn toàn tham gia tất cả các hoạt động theo mục đích chung của học sinh cả lớp. Trẻ khuyết tật và những trẻ bình thường cùng tham gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân.
- Phương án thay thế: Trẻ khuyết tật cùng ngồi chung với trẻ bình thường trong giờ học nhưng học theo hai chương trình khác nhau. Đây là phương án được sử dụng trong lớp học có trẻ khuyết tật điển hình mà trẻ không thể theo được chương trình chung.
Các hình thức điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung dạy học hòa nhập liên quan đến các yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học như hoạt động của trò, hoạt động của thầy, các điều kiện thiết yếu khác hỗ trợ cho quá trình dạy học. Do đó để điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp cần thực hiện theo các hình thức: thay đổi hình thức hoạt động của học sinh; thay đổi hình thức giảng dạy của giáo viên; thay đổi phong cách dạy của giáo viên; thay đổi nội dung và yêu cầu; thay đổi các yếu tố của môi trường học; thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập; thay đổi cách trợ giúp.
Việc điều chỉnh nội dung dạy học trong giáo dục hòa nhập sẽ đồng hành với việc điều chỉnh phương pháp, phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Hiện nay, ngoài những phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện có đang sử dụng ở các nhà trường tiểu học thì cần phải quan tâm đến một số phương pháp,
phương tiện kỹ thuật đặc thù phù hợp với nhu cầu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật như phương pháp hợp tác nhóm trong dạy học hòa nhập. Đồng thời cần phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp với các đối tượng trẻ khuyết tật trong lớp hòa nhập và các phương tiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật.
3.2.4.3. Cách tiến hành
Việc hoàn thiện nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, phương tiện kỹ thuật dạy học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học là một biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập. Việc phấn đấu đưa trẻ khuyết tật ra lớp còn tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể trong quá trình dạy học, nếu nội dung phù hợp với khả năng của trẻ, phương pháp kích thích được sự tiến bộ của trẻ, phương tiện dạy học hỗ trợ tốt cho trẻ trong quá trình học tập thì sẽ thu hút trẻ ra lớp nhiều hơn, thường xuyên hơn. Trên cơ sở đó nhằm duy trì tốt nề nếp trong lớp hòa nhập trẻ khuyết tật.
Việc điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phương tiện kỹ thuật dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học muốn thực hiện được đòi hỏi ngành giáo dục cần sớm tham mưu thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, một nhóm các chuyên gia tật học, với khả năng chuyên môn chuyên sâu, các chuyên gia sẽ nghiên cứu hỗ trợ cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Đối với Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật : là một đơn vị thực hiện công tác chuyên môn, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (về nội dung chương trình giáo dục, về phương pháp dạy học, các điều kiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ cho các trường lớp khuyết tật ở địa phương, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập…)
Đối với nhóm chuyên gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Đây là đội ngũ cán bộ, chuyên gia đầu ngành được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tật học, với khả năng chuyên môn của mình thì nhóm chuyên gia sẽ là địa chỉ tin cậy cho các cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh khi cần tư vấn, giúp đỡ.