7. Cấu trúc luận văn
3.5.3. Nhịp miêu tả, ngắt câu thơ nhanh chậm, tự do trong thơ
Có tác dụng mở rộng thành phần, diện mạo câu thơ được nới lỏng, bằng những dấu phẩy liên tiếp, cấu trúc câu vờ như rời rạc, vờ như không ăn nhập:
Cuối cùng ngươi cũng phải cất giọng, hỡi những lừa, lạc đà, những ngựa của con đường vô định/ Những sư tử, những báo gấm, những hổ của rừng mang dáng vẻ kỳ vĩ đang mục ruỗng từ bên trong/ Những dê, những chim ưng, những ong của mùa đông khan hiếm phấn hoa/ Những chim non của tổ chim xác xơ vì gió, những bướm của những cái kén thẫm tối (Công việc của tháng Mười Một).
Hay lời tự kể rời rạc trong bóng tối trên hành trình trở về với ánh sáng: Bóng đêm vẫn vây bọc chàng mỗi lúc một dày trong thị xã bé nhỏ này không ai thức cùng chàng/ Chỉ có chàng đang ngồi trước một kẻ là chàng, kia những ngón tay thô, kia cặp môi dày luôn luôn nung trong lửa/ Kia mái tóc rụng dần như lá cây mùa đông, kia bộ ria mép bạc, kia giọng nói khan và sâu như đáy đại dương(Cây ánh sáng)
Như vậy với những hình tượng như mẹ, em, người con gái làng Chùa, trong tập Ngôi nhà 17 tuổi, được tác giả thể hiện với cung bậc tình cảm tinh khiết bao nhiêu thì sang đến tập Sự mất ngủ của lửa và những tập sau này, Nguyễn Quang Thiều đã thực sự chuyển giọng.
Cũng với những hình tượng mang tính biểu tượng trong thơ, nhưng có thể nói, cảm xúc ngay từ tập thơ này đã tựa hồ như khúc biến tấu chuyển động Chuyển động của bầy ốc sên, tình yêu lo lắng định đường của Những ngôi sao, và bắt đầu với Mười một khúc cảm, cung bậc tình cảm được nâng lên một “quãng” khá xa và sâu. Nó có sự hú gào, khắc khoải ta khao khát tìm thấy ta trong vệt sáng cuối ngày
(IX), Ta vật vã trong vòng lăn chiếc nhẫn vàng hàng xén/ Ta thương tật đi ngoài ánh sáng (X). Biểu tượng người đàn bà lại càng được khắc họa đậm nét (Câu hỏi cuối ngày, Trên đại lộ, Những ví dụ) mang đậm tính nhân văn, nhân bản chứ không mang nghĩa đơn thuần là người đàn bà vất vả, người đàn bà yêu thương.
Hay sự đổi thay trong cái nhìn của tác giả trong các bài như Bầy kiến qua bàn tiệc, Bầy chó của tôi, Hai con hải cẩucũng vậy. Tư tưởng bài thơ, chủ kiến của tác giả vượt hẳn lên cảm xúc đơn thuần để đạt đến cung bậc của chiêm nghiệm, triết luận về cuộc đời, con người, xã hội…
Tóm lại, cùng với những suy cảm, những mẫu gốc: làng quê, con người, sự vật hiện tượng… ở tập Sự mất ngủ của lửa cung bậc suy cảm được nâng lên một cung, sâu sắc hơn, lý luận chiêm nghiệm hơn, trắc ẩn hơn. Qua đến tập Những người đàn bà gánh nước sông và những tập sau này, thì mạch suy cảm như chảy tràn, kèm với triết luận về cuộc đời, con người đã thật sự tuôn chảy, tìm kiếm hướng giải thoát. Đó là khát vọng tự do mà lúc nào tác giả cũng có cảm giác như một cái “ngưỡng”, “cái bậc cửa” mà chỉ cần bò qua đó thì sẽ thấy ánh sáng.
Tiểu kết chương 3
Hình thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là phương tiện/ cách thức để ông chuyển tải/ ký thác được mối suy cảm (nồng nàn, mãnh liệt, da diết, thương nhớ, xót đắng, hối lỗi), chiêm nghiệm/ triết luận về quê hương, cội nguồn,
những con người làng Chùa (cha, mẹ, anh chị em, người không quen biết), xã hội, động thực vật nơi đây.
Với cách thức thể hiện bằng thủ pháp xây dựng không - thời gian nghệ thuật với nhiều thì hiện tại- quá khứ- tương lai đan xen, đồng hiện, nhà thơ đã đưa người đọc đến nhiều miền không - thời gian khác nhau, chứng kiến và suy cảm cùng với ông những cảm xúc, những trắc ẩn khác nhau…
Bên cạnh đó, với thể loại thơ tự do và thơ văn xuôi chiếm ưu thế trong thơ, Nguyễn Quang Thiều đã định danh, định hình một lộ trình thơ theo chiều hướng cách tân hiện đại so với các nhà thơ trước và sau ông.
Những hình thức nghệ thuật trong thơ tự do và thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều đã làm giàu có hệ thống thi ảnh, hệ thống ngôn ngữ, mối liên hệ ràng buộc, gắn kết bất thường, phi logic (hình ảnh), phi tuyến tính (thời gian), đã làm nên ám gợi khá ấn tượng cho thơ bằng cách tạo nên những câu thơ giàu biểu tượng, các liên tưởng khác lạ, thay đổi diện mạo câu thơ, nhịp thơ và đặt các sự vật, hình ảnh xa nhau trong mối tương quan gần nhau nhằm tạo sự bất ngờ [18].
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm thơ là một hình thức để xác định một giọng thơ, một phong cách, một lộ trình, một lối đi, của tác giả. Có thể xét theo dòng thời gian lịch đại thì, đối với trường hợp Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ đã xác tín một con đường cách tân theo thời gian, chặng đường mà ông đã làm nên cuộc “ sóng gió” dư luận trên thi đàn. Xét về đồng đại, Nguyễn Quang Thiều chịu ảnh hường và làm nên một từ trường ảnh hưởng nhiều chiều với các tác giả trước và sau ông. Qua Châu thổ, đã cho thấy một đặc trưng riêng biệt, độc đáo và giàu có sự biến tấu trong thi pháp thơ hiện đại. Đó là hành trình chuyển dịch của cái tôitrữ tình, hình tượng thơ, hệ thống biểu tượng, yếu tố ngôn ngữ và cấu trúc thể loại…để thể hiện quan niệm, khẳng định phong cách tự làm mới mình của Nguyễn Quang Thiều.
2. Hành trình đổi mới cách tân của Nguyễn Quang Thiều gắn liền nguồn mạch thơ ca thời kỳ đổi mới văn học. Ở đó, có một trong những cái tôi khác cùng thời mải miết đi tìm bản thể, rằng, tôi là ai, là gì và thế nào trong hiện tại, quá khứ và tương lai. Hay nói cách khác, cái tôi trong thơ Nguyễn Quang Thiều là cái tôi tự ý thức tìm kiếm khát khao xác lập một giọng điệu riêng, một cá tính sáng tạo độc lập và độc đáo trong sự vận hành của thơ Việt Nam đương đại.
3. Châu thổ -Một tổ khúc “sáu trong một”, từ Ngôi nhà mười bảy tuổi đến Sự mất ngủ của lửa, và những tập sau này như Những người đàn bà gánh nước sông,
Bài ca những con chim đêm… Nguyễn Quang Thiều định hình một cá tính sáng tạo: quan niệm mới mẻ về thơ, cách viết tự nhiên phóng khoáng đến kỳ lạ (cách nói thô mộc, chói gắt, đối lập và giàu liên tưởng đến độ nghịch lý, phi logic.)
Cái tôi vận chuyển không ngừng từ miền suy cảm chiêm nghiệm của tâm thức sang cái tôi triết luận. Từ bờ “Bên này” của vô thức bóng tối và những hoang hoải kiếm tìm tự vực dậy những trầm tích cội nguồn văn hóa sang đến bờ “Bên kia” của ánh sáng khát khao, tự do kỳ vĩ bằng lối tư duy suy tưởng tinh tế và tư duy phương Tây hiện đại kết hợp truyền thống. Cái tôi đã làm được một điều là kêu gọi dậy bản thể, kêu gọi dậy cái đẹp nhân văn, kêu gọi dậy những trầm tích văn hóa, đời sống tốt đẹp
đang dần bị đánh mất. Đó là sự khát vọng muốn tái sinh một đời sống, một linh hồn, một thực thể.
Châu thổ không phải là bản khải hoàn sau những chiến tích của một trận chiến giữa cách tân hiện đại và truyền thống, nhưng là một bài ca đẹp, với nhiều âm hưởng. Có gam trầm lắng của suy cảm, có gam cao chót vót, chói gắt và phá vỡ của đời sống hiện tại và có gam dài nhẹ, tha thiết của thanh âm khát vọng, được ấp ủ trong thơ Nguyễn Quang Thiều, bằng cách xây dựng hệ thống thi ảnh, biểu tượng đậm nét vừa truyền thống vừa hiện đại.
4. Người đọc đi từ đầu tập thơ của tuyển tập đến cuối tuyển tập, sẽ nhận thấy một hệ thống thi ảnh, biểu tượng mà tác giả Nguyễn Quang Thiều đã dụng công dựng lên. Biểu tượng trong thơ ông đã mã hóa tư tưởng và cũng lý giải suy cảm của nhà thơ về đời sống và tạo nên những điểm nhấn trong tác phẩm, tạo tính đa nghĩa cho thơ. Biểu tượng được kế thừa hay đượcc lấy từ nguồn gốc văn hóa (trung du Bắc Bộ Việt Nam) chứa đựng nhiều yếu tố folklore, bản sắc từ “mẫu gốc”, từ những văn hóa nhân loại cộng với cách suy tưởng huyễn hoặc hoang dại, biểu tượng trở nên mới mẻ, hiện đại.
5. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt, Nguyễn Quang Thiều là người ra công vận dụng hết khả năng biến tấu của ngôn ngữ. Ở đó, ông tái tạo nhiều từ mang nghĩa mới, độc lập và táo bạo, phá cách, “lệch chuẩn” với thơ ca truyền thống. Ngôn ngữ trong thơ ông mang tính thô mộc đến tự nhiên gần gũi với ngôn ngữ đời sống. Có cái thô vụng, bụi bặm, trần tục, gân guốc gào hú của bản thể đời sống và cũng có cả cái thanh cao, trong sáng tinh khiết của đời sống tâm hồn/linh hồn. Với cách lấy thể tự do và văn xuôi làm chủ lực, Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện nội sinh/ nội lực của mình bằng cách áp sát vào gương mặt đời sống, tìm những vết rạn vỡ, những đánh mất, để hàn gắn, để tôn tạo. Trong quá trình hoàn thiện “công trình” ấy, nhà thơ không dùng ngôn ngữ ru ngủ ngọt ngào du dương mà dùng ngôn ngữ của hiện đại.
6. Qua nghiên cứu thơ Nguyễn Quang Thiều chúng tôi thấy thơ ông đã làm nên một diện mạo mới độc đáo, đóng góp nhất định vào thơ ca Việt Nam đương đại.
Nhà thơ sớm nhận ra việc: cần một bước chân dài, dứt khoát và mạnh mẽ để bước “Lạc nhịp” ra khỏi “dàn đồng ca” thi ca êm ả truyền thống bấy giờ. Tuy nhiên, ông không hề phủ nhận truyền thống mà lấy nền gốc truyền thống, xuất phát điểm từ “mẫu gốc” truyền thống để tái tạo dựng lên cái mới, lạ. Tạo dựng một lối đi riêng nhiều sóng gió trên thi đàn. Song lối đi mới nào cũng nhiều chông gai, nhưng với độ lùi của thời gian, có lẽ công chúng sẽ là người thanh lọc và đón nhận giọng thơ này.
Tuy nhiên, thơ Nguyễn Quang Thiều cũng không tránh khỏi có những hạn chế.
Thứ nhất, do sự trượt dài theo ý tưởng, cảm xúc li tâm quá xa so với trục tư tưởng, đồng thời với việc sản sinh, “ôm đồm” nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết, làm rối rắm và không cần thiết.
Thứ hai, do cách thể hiện tư duy đứt quãng khá xa, tính phi logic trong trừu tượng, làm cho thơ ông đôi khi khó hiểu, khó nắm bắt, đến mức gọi là dòng thơ cần-giải-thích.
Thứ ba, do nhiều bài thơ dài, câu thơ dài trúc trắc không trau chuốt, làm cho người đọc cảm giác nặng nề, khó nắm bắt liên kết ý.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1. Nguyễn Thị Bích Phụng (2012),“Châu thổ(Nguyễn Quang Thiều) và âm vang “Tiếng hát”, “Tiếng khóc” của cái tôi tự cảm, tự nghiệm”, kỷ yếu Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2012 - 2013.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2000), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa Đông Tây, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 3. Nguyễn Bao (1991), Xuân thu nhã tập, Nxb Văn học Hà Nội.
4. Khánh Bằng, Nguyễn Quang Thiều (2012),Nếu không làm thơ, tôi sẽ không còn là tôi nữa, nguồn:http://cand.com.vn.
5. Nguyễn Phan Cảnh (2011), Ngôn ngữ thơ, Nxb VHTT, Hà Nội. 6. Hoàng Cầm (1991), Mưa Thuận Thành, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Chính (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, Luận văn thạc sĩ ngành ngữ văn, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Việt Chiến(2009), Người đi qua cơn khát sa mạc thơ, nguồn: http://tapchinhavan.vn.
9. Nguyễn Việt Chiến (2010), Đám mây thơ trên cây ánh sáng, nguồn: http://nhavantphcm.coml.
10. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb VHTT, Hà Nội. 12. Đỗ Ánh Dương (2010), Thơ Việt đương đại: Cái nhìn từ mô thức nhịp
điệu, nguồn:http://vannghequandoi.com.vn.
13. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Đăng Điệp (1998), Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử tuyển tập (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Nước lửa những dòng sông và cánh đồng, Tạp chí Nhà văn (2).
17. Nguyễn Đăng Điệp (2012),Thơ Việt Nam đương đại từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều (I, II, III), nguồn:http://wwwbaomoi.com.
18. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn hoc, Hà Nội. 19. Nguyễn Đăng Điệp(chủ biên) (2012), Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn
Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
20. Nguyễn Hoàng Đức (1994), Cẩm nang Mỹ học nghệ thuật thi ca phê bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
21. Nguyễn Hoàng Đức (dịch) (1993), Những yếu tố cấu thành bài thơ, Báo Văn nghệ, Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (1974),Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
23. Hà Minh Đức (1992), Những nguyên lí về lí luận văn học, tậpII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (In lần thứ 4), Nxb ĐHQG, Hà Nội.
25. Hà Minh Đức(2004), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Hồ Hương Giang (2012), Nguyễn Quang Thiều “Tôi chưa thấy ai thù
mình”, nguồn:http://vietnamnet.vn.
27. Văn Giá (2012), Căn rễ văn hóa và một lối thơ trình hiện, trong tập Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 28. Ngân Hà (2010), Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều “Chỉ có con người làm
khổ con người”, nguồn:http://evan.vnexpres.net.
29. Ngân Hà (2011), Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều- Đời sống đô thị đang giết chết những cảm xúc trong sáng, nguồn:http://viperent.anet.vn.
30 Thu Hà (2012), Châu thổ rực rỡ cầu vòng, nguồn:http//nhavantpham.com.vn.
31. Hồ Thế Hà (2004), Những khoảnh khắc đồng hiện, Nxb Văn học, Hà Nội. 32. Hồ Thế Hà (2012), Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn từ mẫu gốc, Thơ Việt
Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 33. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Trần Mạnh Hảo (1995), Thơ phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
35. Đào Duy Hiệp (2007), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Đào Duy Hiệp (2012), Cấu trúc thơ Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều, nguồn:http://wwwbaomoi.com.
37. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
38. Đỗ Hoàng ( 2010), Đỗ Hoàng xin tạm dịch một bài thơ của Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://lethieunhon.com.
39. Phan Hoàng (2011), Nguyễn Quang Thìêu mãi là ẩn số, nguồn: http://nhavantacpham.com.vn.
40. Đặng Vũ Hoàng (2012), Về biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://lethieunhon.com.
41. Đông Phương Hồng (2012), Người sinh ra cho những cuộc tranh cãi, nguồn:http://wwwbaomoi.com.
42. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
43. Như Huy (2008), Những câu phức, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
44. Đoàn Tử Huyến, Bằng Việt, Nguyễn Trọng Tạo (2007), Các nhà thơ giải Nobel (1901-2006), Nxb Lao động, Trung tâm văn hóa Đông Tây.
45. Đoàn Hương (2004), Văn luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
46. Jenan Chevslier, Alain Gheerbrant ( 2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du.
47. Inraasara (2000), Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định, nguồn:http://wwwcand.com.vn.
48. Kate Hamburger, (2004), Logic học về các thể loại văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
49. Phạm Khải (2011), Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Viết bằng đôi mắt của ký ức và trí tưởng tượng, nguồn: http://vnca.cand.com.vn.
50. Trần Vũ Khang (2003), Song thoại với cái mới của thơ hôm nay, nguồn: http://www.talawas.org.
51. Trần Đăng Khoa(1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên. 52. Đình Kính (2011), Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn - Khác biệt và
thành công, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
53. Đông La (2010), Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều, nguồn: