7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Không gian sinh hoạ t không gian cánh đồng thấm đẫm phong vị văn
văn hóa dân gian
Người làng sống với làng, đi/về, làm ăn trong làng, họ biết đâu là lệ thường, đâu là nề nếp văn truyền thống, đâu là mùa ngũ cốc tốt tươi, ngày ra biển, ngày cuối năm ra mộ mời người thân về ăn tết, về dưới bóng ngôi nhà xưa cũ .v.v.
Cuộc sống vốn dĩ là những âm trầm được “Hòa âm của những đa bào” để người làng Chùa nắm chặt hạt giống và mải miết đi/về thả vào đất nâu: Ngôn ngữ cấy trồng, gặt hái rụng xuống những chiếc lông xơ/ Chiếc áo cần cù xé ra băng vết thương mùa màng hổ thẹn (Hòa âm những đa bào).
Nghề nông nghiệp lúa nước quanh năm cấy trồng mùa vụ và nghề đánh bắt hải sản lặn lội với sông với biển, là hai nghề truyền thống chính của người dân làng Chùa. Cuộc sống mưu sinh không dễ dàng gì cho họ. Từ bao đời, cuộc sống vẫn quẩn quanh Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và đi xuống bến/ Con trai lại vác cần câu lặng lẽ ra biển. Không gian sinh hoạt làm ăn trên biển được tác giả miêu tả thật đẹp dưới ánh hoàng hôn biển: Những lá buồm lóe lên ánh sáng thủy thần/ Ta nghe tiếng dây buộc chèo xiết rên tóe máu/ Những tấm lưới bùng ra như đám cháy/ Và bao cuộc chia ly của lũ cá dại khờ (Xô - nát hoàng hôn biển).
Không gian cánh đồng trong một buổi ban mai trong trẻo, được Nguyễn Quang Thiều cảm nhận. Nét đẹp thuần khiết trong lành như nếm được vị của ánh sáng ban mai, nơi không gian dành cho người nông dân cày cấy, với những công việc thuần nông hằng ngày:Bóng tối đêm gần sáng như một con mèo nhung khổng lồ/ bước đi uyển chuyển/ Cái đuôi mềm của nó chạm vào tôi làm tôi tỉnh giấc/ Tôi cựa mình như búp non mở lá/ Ý nghĩ mỉm cười trong vắt trước ban mai/ Những xôn xao lùa qua hơi ấm/ Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mờ sương/ Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm/ Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng (Ban mai).
Hay, không gian của một đám tang, nếp sinh hoạt tập tục người Việt nói chung và người làng Chùa vùng Trung du Bắc Bộ nói riêng, cũng được tác giả cặn kẽ tái hiện vào thơ. Đám tang trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang trạng thái bi thống, nhưng kết thúc bài thơ bao giờ cũng lộng lẫy, mở ra những chiều kích của sự
sống: Nhưng ít người của chúng ta nhìn thấy/ cỗ xe tang lộng lẫy/ Trong tiếng trống tưng bừng/ Làm thần chết cũng hết phiền muộn(Thay lời cầu nguyện).
Đám tang còn mang nét đẹp của nghi lễ truyền thống giàu bản sắc văn hóa Việt: Trong thống thiết, đắm mê, rền vang của trống, kèn và nhị/ Chiếc quan tài dâng lên mãi, dâng lên… đám mây ngũ sắc/ … Những lá cờ đuôi nheo, những lá phướn, tươi ròng chảy xiết trong gió/… Những người đàn bà già ngước lên và hát/ Lời hát sum vầy như đất vun, như thóc vun và như lá xum xuê/ Họ hát từ chân lư đồng, ra bậc cửa, ra ngõ, ra con đường và ra vĩnh viễn (Chương V - Nhịp điệu châu thổ mới).
Con đường ra đi vĩnh viễn nhưng cũng là con đường trở về để hòa âm, và mang nghĩa của tái sinh: Con đường Người chảy thấu qua ngôn ngữ chúng tôi/ Hồi sức những âm tiết đơn, sinh sôi những đa bào/ Mang ý nghĩa mới tiếng gọi, tái sinh mãi tiếng vọng (Nhịp điệu châu thổ mới - ChươngV)
Nơi bến nước, cũng là không gian của bao nhiêu người dân làng sinh ra và lớn lên, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của họ. Trong cách nhìn của nhà thơ, họ (những người đàn bà), bền bỉ và giỏi giang, vững chãi như những trụ cầu, nối liền bao yêu thương, hóa giải bao khó khăn vất vả, thiệt thòi ở bên này trụ cầu qua bên kia trụ cầu (Những người đàn bà gánh nước sông).
Không gian cánh đồng xuất hiện nhiều trong Châu thổ. Với 88lần/144 bài, cánh đồng được nhắc đến với nhiều sắc diện khác nhau (cánh đồng mờ sương, cánh đồng xanh, cánh đồng bà nội, cánh đồng sau vụ gặt, cánh đồng mù, cánh đồng đắng cay, cánh đồng sản phụ, cánh đồng góa bụa) mỗi từ như vậy, được tác giả “chuẩn bị” cho một không gian riêng, mỗi không gian riêng đem đến người đọc tri nhận riêng, giàu có xúc cảm. Ví như, đứng trước cánh đồng rau khúc (Rau khúc là loại rau, theo tài liệu và truyện ngắn mà chúng tôi biết thì nó có sức sống rất mạnh mẽ. Sau một năm ủ mầm nằm im trong đất, đến mùa xuân, bật dậy chồi lên xanh mướt. Người làng lấy rau khúc nấu xôi, hương thơm rất dậy. Rau khúc rất có ấn tượng với nhà thơ. Nó gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với hương vị ẩm thực của làng, gắn liền với tình yêu thuở nhỏ của tác giả), nhà thơ như phân thân quay về ký ức,
nhớ về rất nhiều người thân, bao dáng người, bao phận người (những bà già, những người đàn bà quảy hai chiếc sọt, nàng dâu) trong không gian mùa xuân khi rau khúc thức dậy; thì không gian cánh đồng lúc này là không gian của mưa xuân, sương bụi. Còn không gian của những ngày hạn hán, những ngày bão lửa, dư âm của cuộc chiến, thì tác giả dùng từ “cánh đồng khô hạn”: Tiếng súng bắn tỉa lần thứ nhất vang lên/ Tôi lau nước mắt người đàn bà góa bụa/…Tôi đi theo những ngọn gió không mùa/ Trong tiếng khóc khàn khàn của cánh đồng khô hạn/ Những nứt nẻ ngoặm chân tôi và nuốt/ Gió đang vặt lông những đám mây vàng (Trong tiếng súng bắn tỉa).
Khi bà mất, chứng kiến và chịu đựng nỗi đau mất mát quá lớn, tác giả tưởng chừng như “sấm cũng mất giọng, đỉnh núi già mất bóng”, còn cánh đồng thì “mù mắt”. Khi trở về với không gian gia đình, cuộc hội thoại giữa cha và con trong “Con bống đen đẻ trứng”, với không gian thiêng liêng dòng họ, những ảnh hưởng truyền thống về đạo đức và trách nhiệm làm cha, làm con, nhà thơ đi phân định và gọi tên
cánh đồng bà nội: Cha sẽ đưa các con về cánh đồng bà nội/ Các con sẽ tìm gom hài cốt/ Của những mùa màng tàn tật/ Mai táng lại trong đường cày mới/ Để oan hồn của cái đói/ Đêm đêm không về đòi mạng cánh đồng (Khúc III - Con bống đen đẻ trứng).
Bên cạnh đó, không gian cánh đồng còn gắn với tình yêu đôi lứa. Nơi có khoảng không cho mối tình thuở nhỏ nảy nở cùng với những nuối tiếc xa vời: Ta chạy qua bao cánh đồng, qua mùa cỏ dại/ Tôi và em chạy qua bao mùa tốt tươi, bao mùa khô héo/ Mùa cỏ ngọt ngào, mùa ngũ cốc đắng cay/ Tóc ta không kịp buộc, cúc áo không cài hết (Dòng sông)
Trong ký ức Nguyễn Quang Thiều ăm ắp những miền không gian, ngoài những miền không gian đã khảo sát, còn nhiều miền không gian khác nữa cũng tìm thấy trong thơ ông. Ví như không gian của miền tâm linh, không gian của động thực vật luôn chuyển dịch trong thơ, không gian của tầng trời sao đêm .v.v. Như vậy, với không gian làng Chùa sông Đáy, không gian sinh họat - cánh đồng mang đậm chất văn hóa dân gian, Nguyễn Quang Thiều đã đưa người đọc đi qua nhiều miền không
gian khác nhau, nhiều thời gian khác nhau, từ hiện tại đến quá khứ, từ bóng tối màn đêm đến ban mai rực rỡ và cả ánh chiều tà…
Khác với Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn lại chú tâm để mảng không gian thơ mình bay lơ lửng tầng mây. Từ tập “Và đột nhiên gió thổi”,“Hôm sau”,cho đến tập“Bầu trời không mái che”, thơ Mai Văn Phấn gắn liền với không gian tầng trời, không gian ánh sáng đến độ Tâm không, với không gian vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam. Nguyễn Quang Thiều có không gian của làng Chùa - sông Đáy với thị xã, phố đèn đường công viên. Trong thơ Mai Văn Phấn, ông có không gian Hải Phòng - một vùng đô thị biển - một không gian dường như là sự hỗn trộn giữa làng và phố. Bầu trời và không gian xanh trong thơ Mai Văn Phấnxuất hiện dày đặc. Ví như, bài “Màu xanh”, một khi tất cả đất trời, cây cối, căn nhà hộ sinh, cả những đêm đầu mùa, nụ hôn và những đứa trẻ chào đời đều hợp nhất thành một thế giới trở về đúng với cái khởi nguyên, cái kì diệu của không gian xanh.
Không gian trong thơ Thanh Thảo là không gian của cộng đồng nhân dân với những tên người như Bé Bẩy, anh Sáu Như, anh Tư Tròn, anh Ba Tốt, cậu Tám Hùng, không gian những vùng địa lý như Mỹ Sơn, Quảng Ngãi, Ba Tơ. Nhưng điều đọng lại sau khi đọc thơ Thanh Thảo, đó là khoảng không gian tâm tưởng đầy tính nhân văn, ông tri ân về những con người còn lại, họ trở về sau cuộc chiến. Những ẩn ức về thời thế, ẩn ức về số phận, tâm lý bản năng, như dằn xé họ. Những mong mỏi nhỏ nhoi, thường ngày, của người phụ nữ, được có đôi có cặp, dắt tay nhau đi trong chiều thứ bảy; những giấc mơ hạnh phúc, mà khi tỉnh dậy chỉ thấy một khoảng rỗng quanh mình, được nhà thơ Thanh Thảo thể hiện trong khoảng không gian tâm tưởng: Cứ mỗi đêm họ lại vượt Trường Sơn/ Cứ mỗi đêm đá tai mèo mọc trong ngực/ Không phải ai cũng có cối xay có lúa mang ra xay/ cho toát mồ hôi giải ẩn ức/ những giấc mơ nhưng nhức/ tỉnh dậy không nhớ rõ cái gì chỉ nghe một khoảng rỗng (Metro).
Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là phương tiện để Nguyễn Quang Thiều ký thác những suy cảm, vực dậy những trầm tích tâm thức đối với quê hương cội nguồn làng Chùa - sông Đáy. Tuy nhiên đôi lúc, trong thơ ông, cả hai
phạm trù nghệ thuật không gian và thời gian đồng hiện, xuất thần, vụt hiện một không gian trùng trùng của bến bờ thế gian không có những cộc mốc biên giới, một thời gian không có các thì hiện tại tương lai quá khứ, ngày và đêm xô vào nhau liên miên bất tuyệt [130,tr.91], kéo người đọc chạy băng băng từ hiện thực sấp ngửa bộn bề, ngổn ngang bất cập về tận sâu thẳm của vô thức để chứng kiến, sờ soạn kỷ niệm, khóc, suy cảm và chiêm nghiệm cuộc đời, cuộc sống, thân phận con người, thế sự. Trong bài viết “Căn rễ văn hóa và một lối thơ trình hiện”, Văn Giá cho rằng: thơ Nguyễn Quang Thiều là lối thơ trình hiện. Thơ trình hiện là thơ không lấy thì quá khứ với những hồi tưởng, chiêm nghiệm làm xuất phát điểm; nó lấy thì hiện tại làm chốn khởi hành và quy chiếu. Nó dựng lên những cảnh tượng đời sống như thể nhìn thấy trực tiếp, hiển hiện với tất cả sự sắc nét sống động [27,tr.325].
Có thể lắm, một khi thơ ông đều có dạng thức, điểm xuất phát từ thì hiện tại. Ví như sự kết hợp giữa các thì của thời gian và kết hợp với không gian tâm tưởng, không gian cuộc sống hiện thực, nhà thơ đã làm được việc mê dụ, lôi kéo, thôn tính người đọc chạy theo hệ thi ảnh và ẩn ức kỷ niệm hướng đến những triết luận đời sống.
Điều có thể lý giải, vì sao thơ Nguyễn Quang Thiều lại có nhiều thời gian hiện tại, quá khứ, đồng hiện, nhiều miền không gian.
Thứ nhất, có thể căn cứ theo như lời tựa “Trong căn phòng của một người bại liệt”, thì không - thời gian nghệ thuật trong đoạn lời tựa sau là một kỹ năng đồng hiện, phạm trù để ông có thể trút hết, dâng hết, gào thống hết những bi thương, ẩn ức, ẩn tình của mình đối với cội nguồn, bến nhân tình của cuộc đời:
Cùng lúc đó, nhà cửa đường sá, cánh đồng, dòng sông, trâu bò và những người thân quen, những thứ mà trước đó ngày bà tôi tiếp xúc trò chuyện và những chứng kiến đang có nguy cơ biến mất (không gặp lại)vĩnh viễn. Trong trạng thái đó, giọng nói bà tôi cất lên… Bà tôi nói những lời thật kinh dị về con lợn nái và những con lợn con bị chính lợn mẹ ăn thịt sau khi đẻ, về bệnh phù thủng của người chị họ gần 80 tuổi dùng da cóc dán vào những chỗ rỏ nước vàng với hy vọng khỏi bệnh., về những con cá trê trắng bệch trong một ngôi mộ ngập nước ven bờ đầm, về
bà cô ruột của tôi chết vì viêm phổi năm 16 tuổi… [107]. Giữa hiện tại nhớ của tác giả và người bà của quá khứ, những câu chuyện bà kể là đồng hiện trong thời gian bà kể. Không gian tâm tưởng nhớ về bà của tác giả và không gian câu chuyện, không gian của gian phòng bà nằm, không gian của những nhân vật.
Thứ hai, thời gian Nguyễn Quang Thiều sáng tác khoảng từ 3, 4 giờ sáng, mà có lần ông đã bộc bạch Thuở nhỏ, bên ngọn đèn dầu được vặn leo lét để tiết kiệm dầu, bà nội tôi, người kể cho tôi nghe biết bao nhiêu chuyện. Trong ánh sáng buồn bã ấy, những câu chuyện bà kể đã ăn sâu vào hồn tôi, ám ảnh tôi đến tận giờ… Bóng tối hay ánh sáng mờ ảo tạo cho tôi suy nghĩ, cảm xúc mạnh hơn [108]. Đó là khoảng thời gian ông viết được nhiều nhất. Điều đó cho thấy, sự hợp lý trong việc không - thời gian quá khứ và bóng đêm thường hiện hữu trong thơ ông.
Thứ ba, đó là không - thời gian tĩnh lặng để có thể lắng nghe ký ức trầm tích, lắng nghe những đổ vỡ, những bất trắc nhanh chóng nhất vừa chạm đến đời sống con người, bằng con mắt thứ ba Cho dù có mộng du, đôi mắt tôi nhắm nghiền thì chắc chắn có một đôi mắt khác mở to và dọi thẳng về phía trước con đường mà những bước chân tôi sẽ tới. Đôi mắt đó có thể là của ký ức. Bởi trước đó, khi thức, tôi đã đi biết bao lần trên lối đi đó, và toàn bộ cảnh vật trên lối đi đó đã được ký ức hóa trong tôi [106]. Và đằng sau những lo sợ, những u buồn, những ghê rợn, huyễn hoặc ấy, là phút là giây, là khoảng không của ánh sáng ban mai tràn về, là màu đỏ, màu hồng của nắng, của mặt trời, của dải trứng hồng. Chúng kéo tuột chúng ta về với đời sống, đang chờ đợi chúng ta mỗi ngày như nhà phê bình Nguyễn Việt Chiến có viết: Những câu thơ như chuyển động trong con người anh, tỏa ra một khát khao sáng tạo không bờ bến để vượt qua bóng tối, cái bóng tối hữu hình và vô hình [09]. Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là phương tiện, là cách thức để tác giả bộc lộ được tâm tư tình cảm, những suy cảm, chiêm nghiệm cá nhân với con người, xã hội, cảnh vật. Trong không gian, thời gian tâm thức hiện tại, có sự hòa trộn của miền không gian tâm linh thiêng liêng, nghi lễ, tập tục, của văn hóa dân gian phương Đông người Việt. Nguyễn Quang Thiều là người chịu ơn cội nguồn quê hương. Làng Chùa - sông Đáy, là những con người
124
quê ông, là đỉnh núi, là cánh đồng rộng lớn, là dòng sông miệt mài chảy, cho ông đằm mình /cất giọng của kẻ tìm về. Không - thời gian là một trong những nghệ thuật chuyển tải giúp nhà thơ tất cả cung bậc tình cảm mà ông muốn dành tặng cho quê hương.
Với những tìm hiểu và sự lý giải ở trên, chúng tôi có thể tạm khái quát không
-thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều theo sơ đồ sau: