Cái tôi buồn, trăn trở về con người

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.2.Cái tôi buồn, trăn trở về con người

Cái tôi đượm buồn cô đơn …

Cả tuyển tập thơ dày gần 400 trang, hiếm khi thấy cái tôi chạm đến bờ kia của hạnh phúc, niềm vui, sung sướng, dù có đôi lần cái tôi trữ tình cười Tiếng tôi cười khúc khích với sương đêm [110]. Thơ Nguyễn Quang Thiều đặc sánh một cảm quan riêng biệt, khác hẳn và đã ít nhiều ảnh hưởng đến những cây bút sau này như Nguyễn Quyến, Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Đinh Thị Thu Thúy, Vi Thị Thùy Linh,... Cảm quan riêng tự phát, từ kỷ niệm kí ức với người bà, người mẹ, mà trong lời tựa ông đã nhắc đến. Cảm hứng tự tìm về khi anh đứng lặng trong căn phòng ngày xưa mấy năm liền bà anh đã nằm sực nức với mùi thuốc bắc, cùng với trái tim đa mang, biết run rẩy và biết lễ tạ, nghiêng mình thiêng liêng trước cội nguồn. Phát khởi trong lòng những tồn tích, làm cái tôi luôn có cảm giác như đau đáu nỗi niềm u uẩn, cô đơn, nhìn hoa cũng buồn/khóc, nhìn sông Đáy, cánh buồm chiều mưa cũng khóc vì nhớ lưng áo của mẹ, nhìn trăng, nhìn cỗ xe tang cũng buồn. Nghe tiếng chó sủa khuya cũng buồn/ nhớ, nghe tiếng tù và, tiếng phách tiếng côn trùng, tiếng ếch nhái, tiếng con tắc kè cũng buồn. Một giọng nói âm trầm của bà, một giọng nói của H… cái tôi cũng buồn suy cảm. Nỗi buồn triền miên, kéo theo một hệ lụy dài, đó là cái tôi đượm buồn day dứt, cảm giác lúc nào cũng như mình chưa hoàn thiện, lúc nào cũng là cuối cùng, là sót lại, sau cùng, người lạc loài, cô đơn trên sa mạc thơ. Ông cô đơn trong khoảng không đi tìm ký ức để ký thác tình

cảm, tìm một tri âm (Lễ tạ), ông cô đơn trong xã hội hiện thực đầy đủ, đông đúc những con người mang gương mặt giả, máu lạnh, những ghế nệm sa-lông, những bê tông cốt thép…(Nhân chứng của một cái chết). Bởi ông nhận ra những gì tốt đẹp từ truyền thống đang dần bị đánh mất và họ gọi mãi bóng mình bằng cái tên xa lạ (Những người lang thang); họ lạc ngay trước ngõ nh à mình(Hồi tưởng tháng chín),

rằng cuộc đời này còn lắm những (Hội giả trang).

Lúc nào nhà thơ cũng cảm nhận Tôi đã đánh mất tôi một nửa/ Tôi tự sinh cho tôi thêm một nửa/ Tôi là bông hoa mướp cuối cùng của mùa hạ u mê rụng xuống (Dưới trăng và một bậc cửa)

Ta là đám rêu vừa cổ kính vừa tơ non ven tường ngôi miếu cổ(Khúc XI)

Ta đau như rễ đứt/ Ta buồn như chó ốm (Tha phương).

Tôi là con chim thay lông muộn và đang tập giọng bằng cặp mỏ mềm còn ứ đầy

máu loãng(Bài hát).

Tự cảm, tự nhận là cỏ là rêu, là bông hoa mướp cuối vụ, thì nhà thơ đã “ tự nghiệm” để nhận ra nỗi buồn cái tôi lắng xuống, xót đắng, trở thành triết luận về cuộc đời, sự sống, thế sự, con người... Nhưng điều còn lại từ sau những triết luận, sau những cơn mơ, trí tưởng tượng đứt đoạn giữa quá khứ và hiện tại, giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “Bên này” và “ Bên kia” khi cái tôi trẫm mình, tự do lưu lạc tìm về. Đó là cái tôi “tự khóc” và “tự hát” về mình.

Cái tôi “ khóc” và “hát” cũng là cung bậc đượm buồn cô đơn… Cái tôi tự khóc

Khóc theo nghĩa thông thường, là một phản ứng tâm sinh lý người, thường bật ra một cách tự nhiên, nói chung, là một loại hành vi mà lý trí khó bề kiểm soát, khống chế. Người ta khóc khi quá xúc động, một cách bản năng. Hành vi khóc và tiếng khóc trong Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều, mang một nghĩa lý khác hẳn. Khóc trở thành một hành động tự bộc lộ, một phương tiện trữ tình, là kết quả của quá trình “nghệ thuật hóa”. Nó mang âm hưởng, dư vị riêng với những cung bậc, giá trị thẩm mĩ riêng. Nhưng điều đáng nói ở đây, khóc không phải chỉ như là hành vi bản năng mà còn vừa như một giải pháp xã hội, vừa như một giải pháp nghệ

thuật. Con người không phải bao giờ cũng có nhu cầu khóc, năng lực khóc; nhiều khi phải nhờ vả, trông đợi người khác khóc giùm. Chính nhu cầu, năng lực khóc và trong một bối cảnh không thể trông đợi vào ai khác, người ta phải “tự khóc” lấy. Dư vị của những lời tự khóc trong thơ ông, vì thế có một sức ám ảnh khá đặc biệt. 144 bài trong Châu thổ láy lại 97 lần từ khóc; con số này chẳng phải không có nghĩa, song thực ra, như đã nói, khóc ở đây không chỉ là từ khóa, là chi tiết nghệ thuật mà còn là thể thức của tiếng nói trữ tình, thậm chí, là một thứ hình hài của cái tôi ẩn nhẫn. Thể thức ấy cũng có nhiều biến tấu riêng.

Chung quy, thể thức khóc của cái tôi trữ tình ở đây, theo nguyên tắc, hay quy luật:

1) Dù là người hay loài vật, khi được nhìn nhận như một chủ thể, có trạng thái cảm xúc được/ bị đẩy đến cao trào, tột đỉnh thì đều biết “tự khóc”: ta khóc, tôi khóc,

em khóc, rừng khóc,…cái tôi tác giả tùy trường hợp, sẽ phân nhập vào từng loại chủ thể mà khóc/ cất lên tiếng khóc;

2) Dù là con người hay loài vật, một khi đã là nạn nhân của bất hạnh, đau thương, thì đều đáng được chia sẻ, được cái tôi trữ tình Nguyễn Quang Thiều lên tiếng “khóc thay”: khóc em, khóc những người đàn bà, khóc những ngón tay, khóc những miếng bánh, khóc những mùa rau khúc

3) Trong tư cách một phương tiện, một giải pháp trữ tình, dạng thức biểu hiện của các lời “tự khóc” là rất phong phú về nghĩa lý. Khóccó thể gắn với hành động, hành vi (òa khóc, bưng mặt khóc), có thể gắn với cảnh ngộ, trạng thái (khóc vụng, khóc thầm) gắn với năng lực (biết khóc, không thể khóc), có thể trở thành thời - không gian, gắn với thời - không gian (mùa khóc; khóc trong cỏ gai, khóc trong rơm rạ, khóc nơi sông Đáy, khóc ở cánh đồng, khóc bên thềm) thậm chí, khóc như là sự đạt đạo, sự hóa thân(khóc cùng mùa hạ, khóc thành rêu…).

Cái tôi trữ tình lúc này như phân thân ra nhiều mảnh khi đứng trước cánh đồng trong mùa rau khúc:

Tôi khóc những mùa rau khúc, tôi đã thiếp đi trên miếng bánh của mình/... Tôi khóc em của tôi mười mấy năm vẫn còn ngơ ngác/...Tôi khóc những người đàn bà

đang rửa chân trước những ngôi nhà ẩm ướt ven đê/... Tôi khóc những người đàn bà quảy hai chiếc sọt vừa đi vừa mơ nấm mộ của mình/...Tôi khóc những ngón tay bại liệt của bà tôi không bao giờ chịu tự sát/...Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp/ Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi (Tôi khóc những cánh đồng rau khúc).

Nhiều người thân được nhắc đến trong bài thơ này, chỉ trong dăm câu, Nguyễn Quang Thiều đã vẽ được chân dung họ. Mỗi người với mỗi đặc điểm điển hình, gắn với cuộc đời họ, tính cách họ, tâm trạng, hoàn cảnh họ. Cái tôi “khóc” đứng ở đầu dòng thơ, lập đi lập lại, có lẽ không phải là sự ngẫn nhiên, mà là sự dằn lòng của cái tôi buồn.

Cái tôi tự hát

Không chỉ dùng thể thức “tự khóc”, thơ Nguyễn Quang Thiều còn sử dụng một thể thức khác, cũng rất phổ biến, làm hình thức cho tiếng nói của cái tôi trữ tình: những lời “tự hát”. Dường như đời sống nội tâm của con người, tạo vật cần đến những lời “tự khóc” như thế nào, thì cũng cần đến những lời “tự hát” như thế ấy. Nhu cầu “tự hát” của tâm hồn con người đã từ lâu được Xuân Quỳnh tấu lên trong thơ bà. Đến lượt mình, Nguyễn Quang Thiều cũng thế. “Hát” hay “tự hát” với ông, có thể không cần phân biệt. Song với nhà nghiên cứu thì sự phân biệt về khái niệm, ở đây cũng có ý nghĩa riêng của nó. Nói chung, con người, tạo vật khi cảm xúc thăng hoa thì người ta cần được hát lên hay cần nghe ai đó hát lên. Nghĩa lý của sự phân biệt hát với tự hátlà ở chỗ: tự hát thì phải xuất phát từ nhu cầu và phải dựa trên năng lực tự thân, tự mình. Tần suất lời tự hát phụ thuộc vào tần suất của cảm xúc thăng hoa.

Cái tôi buồn tự cảm nhiều khi đã tự hát lên thành lời thơ như những khúc hát ru chính tâm hồn mình. Đó là một Nguyễn Quang Thiều - trầm lặng với dáng người khắc khổ, gương mặt kiên định nhưnglúc nào và ở đâu trong thơ và ngoài đời cũng ẩn giấu một nụ quỳnh hương tỏa ngát bởi ánh sáng trắng và hương thơm tinh túy dịu dàng của nó. Đó là ánh sáng phía sau đường hầm, là vệt sáng nhà thơ hé lộ từ

mê cung, từ tòa lâu đài trầm tích. Nhà thơ thường “tự hát” về cội nguồn, về tự do, tình yêu, về nhân ái, nhân bản, về phồn thực, và tái sinh…

Ví dụ, “tự hát” về “cố hương”, về “châu thổ”, về tháng tư” hay “buổi tối”: Tôi hát bài hát về cố hương tôi/ Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó/ Nó không tiêu tan/ Nó thành con giun đất”(Bài hát về cố hương) hay “Bài hát về mùa đi gieo trồng, mùa bội thu của những người đàn bà già đồng phục áo nâu( Nhịp điệu châu thổ mới, chương VI)

Hay “tự hát” về mộttâm trạng vừa bay lên vừa hát trong mơ:

Trong mơ chúng mang những gương mặt trong sáng bay lên/ Những Thiên thần đã mượn gương mặt chúng, giọng nói của chúng ta và tâm hồn chúng/ Để vừa bay vừa ca hát đêm đêm trên bầu trời thành phố/ Và bài hát như những ngọn gió của đêm gần sáng/ Xoa dịu những hung hãn, những tội lỗi, những nức nở (Đoản ca về buổi tối).

Tự khóc và tự hát từ trong sâu thẳm nội tâm, Nguyễn Quang Thiều như cái cây già hiên ngang cần có gió bão để thấy mình vững chãi, như lòng sông sâu đầy bí ẩn cần trục vớt để tìm thấy cái đẹp, cái chân giá trị cuộc sống. Cái tôi buồn u uất, cô đơn của Nguyễn Quang Thiều như một bông hoa, dù tàn rã cánh thì cũng còn khát khao giữ hạt lại cho mùa sau.

Cái tôi buồn khi nghĩ về cuộc đời con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật, quê hương, từ chái bếp đến góc vườn, từ cơn bão, cơn mưa đêm, cho đến những buổi sáng mù sương, từ con bò, con cóc, con sên, đến đàn bướm chuyển mùa rập rờn, và bầy chim về làm tổ trong vườn nhà nội, thì trái tim của Nguyễn Quang Thiều đã lưu giữ chất chứa từng chi tiết nhỏ, đầy ắp tình cảm, khi nói đến con người, quê hương. Và cái tôi trữ tình trong thơ dành cho ông bà, cha mẹ, người đàn bà, đàn ông, người nông dân, người không quen biết, trẻ em, và em, một cách sâu sắc. Mỗi người một cung bậc, mỗi người một sắc diện, một khía cạnh, một góc khuất để trải lòng, mà ông là người nói hộ.

Đối với ông bà, ngay từ đầu tập thơ Châu thổ, nhà thơ đã tự bộc bạch, tuổi thơ của ông gắn với ông bà, nó chính là tài sản, là cội nguồn, là động lực thúc đẩy

ông viết nên thơ. Nhà văn Mỹ Gabriel Garcia Marquez, trong những dòng tự bạch của mình, về hoàn cảnh và nguồn động lực để ông thành danh trên văn trường, đó là cảm hứng xuất phát từ người bà ốm đau, và người ông, là người đầu tiên khai mở tâm hồn nhà văn. Vì thế, Marquez cho rằng cội nguồn cảm hứng đối với ông là những câu chuyện mà họ nói trước mặt ông vì họ cho rằng ông chẳng hiểu gì cả. Nhưng thực ra ông đã hấp thụ chúng như miếng bọt biển, xóc lên, nhào nặn lại… mà ông đã được nghe người bà (theo quan niệm duy tâm) và người ông (theo quan niệm duy lý) hướng giải. Cuộc đời của Nguyễn Quang Thiều cũng vậy. Người bà, người mẹ và người cha, đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến thơ ông.

Người bà được nhắc đến với những việc lẩn thẩn và cẩn trọng của một người đàn bà chân quê, chắt chiu. Đó là việc bà tẩn mẩn giấu những đồng tiền dưới chiếu ố vàng, là giọng nói trầm ấm của bà, là những ngón tay xanh lần mép giường với tiếng ho vỡ đờm và mùi thuốc bắc sực nức. Cái tôi buồn thảng thốt, gọi: Bà tôi đâu, đòn gánh gãy đâu rồi/ Sấm mất giọng, đỉnh núi già mất bóng thì sự suy cảm trong tâm hồn thơ trẻ của một cậu bé làng Chùa chỉ biết khóc bà, khóc những ngón tay không hề chịu tự sát. Người mẹ chỉ xuất hiện với những công việc cụ thể như gánh nước, đi mua bán, đi làm đồng về nhưng hình ảnh nào được ông đưa vào thơ cũng là hình ảnh rút ra từ kí ức tâm hồn yêu mẹ tha thiết của mình. Đó không phải là hình ảnh người mẹ được nói đến qua nghệ thuật miêu tả trực tiếp mà được khúc xạ qua lăng kính của tâm tưởng. Cái đẹp lại một lần nữa được nhân lên, nên câu thơ nào viết về mẹ của Nguyễn Quang Thiều cũng mang dáng vẻ của tầm khái quát, sức lay động lòng người cao. Và cái tôibuồn khôn nguôi nhớ: Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ/ Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn.( Châu thổ)

Trạng thái “khóc” này chúng ta gặp 97 lần/ 144 bài trong thơ ông, song “khóc vụng” thì chỉ gặp có một lần. Câu thơ không hề có từ “nhớ”, “thương”, mà tình cảm nhớ thương mẹ lại đầy ắp, đến tiếng gà cũng làm động đến trời đất. Bởi người mẹ trong thơ ông là người mẹ của tình yêu thương chăm sóc gia đình con cái vô bờ bến. Con không áo nhưng con có mẹ/ Những con thuyền ngủ trên nước lênh đênh (Những con thuyền sông Đáy). Ông suy cảm được tâm tư sâu lắng buồn xa xót

của cuộc đời mẹ: Mẹ con đứng vùi chân trong cát/ Nước mắt buồn bay ướt một triền sông.

Nước mắt của người đàn bà, có lần Nguyễn Quang Thiều đã nói người đàn bà giàu có hơn vì có một gia tài nước mắt. Có lẽ vì thế chăng mà câu thơ này mới buồn ướt đến vậy. Nước mắt vốn đã buồn mới thành nước mắt, mà ở đây, nhà thơ còn kèm theo một thành tố định từ “buồn”, làm cho câu thơ chùng xuống, tựa như những đám mây trĩu nặng nước, bay là là, đến có thể làm ướt cả một triền sông. Không hiểu vì sao, hình bóng người mẹ đứng vùi chân trong cát, với một gia tài nước mắt giàu có như vậy, lại làm lòng người không quên được. Nó nói được, định vị được, đâu là người mẹ cam chịu, đâu là người vợ chờ đợi mỏi mòn, đâu là nét riêng của đức hạnh người phụ nữ Việt Nam. Những người vợ người mẹ cả đời luôn thắt thỏm lo âu, trước cơn bão dông, khi con thuyền mang chồng, cha của lũ con mình ra biển. Cuộc mưu sinh nào cũng vất vả lẫn đắng cay, và đã có những chiếc thuyền không trở về. Đó là bài ca của những phận người rơi vào đáy biển. Và cái tôi buồn cũng theo đó mà mãi trầm tích từ trong tâm thức.

Với Mai Văn Phấn hơn 2/3 tác phẩm ông để cái tôi mình tìm về thiên nhiên, vũ trụ, tạo vật từ cuộc sống hiện thực, vô thức và hữu thức, với tâm điểm là “em”, là tình yêu của kẻ luôn muốn bay lên trời, ngao du với sông bể mưa nguồn thì ít hơn 1/3 còn lại ông viết về những cái tôi khác, và trong đó có cái tôi buồn về người mẹ. Người mẹ trong thơ Mai Văn Phấn là người mẹ của đồng đất, của nắng mưa, của bạc phờ rơm rạ với tiếng gọi da diết: mẹ ơi mẹ! Giờ con thấy bóng râm từ bùn đất/ Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình/ Đêm thai nghén những thị thành trứng nước/Ai nấy còn ngơ ngác trước văn minh (Nhật ký đô thị ).

Riêng Nguyễn Trọng Tạo, cái tôi trữ tình của cuộc đời ông thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng nỗi buồn và tình yêu vẫn luôn hiện hữu. Người ta nói, Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ của nỗi buồn âu yếm”(Trần Ninh Hồ). Nhưng đối với mẹ, ông dành một tình yêu thương nguyên sơ và tinh tươm thẩm thấu. Bài Mẹ tôi bằng

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 37)