Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 116)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất và cũng là hình thức tồn tại của con người. Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng. Có thể phân tích không gian trong thơ theo ba chiều của không gian: không gian địa lý, không gian xã hội và không gian tâm tưởng. Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn nội tại của các yếu tố bên trong văn bản chính là ngôn ngữ của sự mô hình hóa không gian [33,tr.160]. Việc xây dựng một không gian cho một tác phẩm được G.N. Pêxpêlôp xem như việc xây dựng một bức tranh. Và bức tranh ấy hoàn toàn có khả năng dịch chuyển theo chủ ý của tác giả nhà văn có khả năng dịch chuyển từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường dễ dàng đưa người đọc vào những miền khác nhau[14,tr.81]. Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả [14,tr.116]. Không gian thơ về làng quê thường gắn với con người đời thường, cái cây ngọn cỏ, chái bếp, sân đình; còn không gian thơ bác học gắn với vũ trụ, núi cao, sông vắng, mây ngàn. Song, những năm sau 1975, thi đàn thơ ca đã lắng xuống, chậm hơn, trầm tĩnh hơn để nhận diện cuộc sống, nhận diện “cái tôi” mình, thì đồng thời cũng có thể xét đến một quá trình “hạ dần” của không gian thơ bác học từ vũ trụ cao siêu xuống không gian sinh hoạt hằng ngày, cá nhân, tâm tư, ước vọng và khát khao [85,tr.179].

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)