Nét đẹp thô vụng của người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiề

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 79)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Nét đẹp thô vụng của người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiề

Theo Mĩ học mác-xít cái đẹp có liên hệ với hoạt động lao động của con người, coi hoạt động này là cơ sở nảy sinh cảm quan thẩm mỹ, là thuộc tính của khách quan và có giá trị nhân bản. Nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt để sáng tạo cái đẹp. Và tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp khi cái đẹp thể hiện chân thật đời sống.

Từ cổ chí kim, nhà thơ nhà văn khi nói đến người đàn bà, họ thường xây dựng hình tượng, biểu tượng người đàn bà với nhiều chân dung được phác thảo từ cuộc sống như người phụ nữ đáng thương ngóng trông chàng biền biệt nơi biên cương (Hòn vọng phu), khắc họa sâu đậm số phận dâu bể, hồng nhan truân chuyên của người phụ nữ (Thúy Kiều - Truyện Kiều, Nguyễn Du; Làm dâu - Thanh Tịnh), người phụ nữ kiên cường, đấu tranh, là hậu phương đắc lực, là lực lượng tiên phong dẫn đường trong kháng chiến (Mười hai cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là Mẹ Suốt - Tố Hữu, là chị Út - Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), người phụ nữ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (Chấm - Con trâu, Nguyễn Văn Bổng).Thời kỳ văn học hiện đại sau 1975, biểu tượng người phụ nữ được thể hiện với nhiều gam màu đa diện. Nhà văn (thơ) xây dựng hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, đầy mưu tính

(Thủy trong Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp), người phụ nữ giàu lòng vị tha, đức độ, nhiều góc khuất (Người đàn bà trên Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu), người mẹ đầy yêu thương trách nhiệm trong thơ Trương Nam Hương,người

phụ nữ nhiều thay đổi, nhiều điều đáng trách đáng thương trong thơ Người mẹ thời @ của Nguyễn Trọng Tạo

Qua nhiều thời kỳ, biểu tượng người phụ nữ được khắc họa khá đậm nét để tôn tạo một chủ đề tư tưởng cụ thể nào đó. Song với Nguyễn Quang Thiều, ông lại có cái nhìn, về người phụ nữ rất lạ. Mà ông thường gọi đó là những người đàn bà.

Người phụ nữ trong thơ được ông chú ý đến đó là những người thân (mẹ, bà, chị, em gái, con gái) là những người đàn bà không quen biết, không họ tên, không địa chỉ số nhà. Họ gắn liền với cuộc đời, với nhịp thở của làng Chùa sông Đáy, với bến nước…

Điều đáng nói là Nguyễn Quang Thiều không khắc họa chân dung người phụ nữ đẹp với những nét đẹp chuẩn mực của khuôn khổ ước lệ xưa nay thi ca vẫn làm, mà ông xây dựng tìm kiếm những nét thô vụng, lam lũ của người đàn bà. Nó như được bê nguyên từ cuộc sống vào tác phẩm, mới rợi và ướt át như vớt từ dưới sông Đáy lên. Và từ sau sự thô vụng ấy, lấp lánh một ánh nhìn của cái đẹp, cái cảm thông chia xẻ .

Trong phần thi giới hình ảnh người đàn bà ở chương 3, chúng tôi cũng đã nói đến. Song, ở phần này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nét đẹp từ sự thô vụng của người đàn bà trong thơ ông:

Đó là những người mà Nguyễn Quang Thiều đã nhìn thấy Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy/ Những người đàn bà gánh nước sông/ Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt/ Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi/Bàn tay kia bấu vào mây trắng (Những người đàn bà gánh nước sông).

Thời gian đồng hiện từ hiện tại, quá khứ và tương lai, song tồn với không gian bến sông, làng Chùa - sông Đáy, người đàn bà và những công việc mưu sinh. Họ vất vả đến nỗi không kịp bới tóc, hay chính sự lượm thượm, xề xòa ấy làm nên một hình ảnh đẹp (cái đẹp thứ nhất)Những bối tóc xối xả trên lưng áo mềm và ướt”. Cái dáng vất vả vừa gánh gồng vừa phải chạy dọc triền sông cát nắng, “một tay họ bám vào đòn gánh” (hiện thực), nhưng “một tay họ bấu vào mây trắng” (siêu

thực) làm nên cái đẹp thứ hai trong câu thơ. Họ như bay lên cùng mây trắng, hay họ là những gì của tinh khiết, sáng trong, chân thực nhất, vĩ đại nhất mà cũng mỏng manh nhất.

Hình tượng người đàn bà lam lũ vất vả, quần áo nhếch nhác cùng với một “lũ trẻ cởi truồng chạy theo mẹ và lớn lên” và chúng tôi gọi đó là sự thô vụng chứ không phải nghĩa của từ, làm việc gì đó một cách thô vụng. Cảm nhận người đàn bà như những con chim bồ câu đã già, bên cửa sổ hoa xương rồng, trong một buổi chiều buồn ngớ ngẩn càng làm cho biểu tượng về người đàn bà buồn thêm, thô vụng hơn:

Người đàn bà ngồi vấn lại tóc mình/ Bên cửa sổ hoa xương rồng đã cũ/ Mắt hoàng hôn xa lắc nhìn về/ Tìm lại chút ngày còn sót lại trên ngói mẻ/ Những con bồ câu đã hết thời son trẻ/ Ngớ ngẩn mổ nhau rụng những chiếc lông cùn (Buổi chiều).

Đó là những người đàn bà đã sống hết phần đời của mình ở “Bên này” của cuộc sống. Họ đã trải qua bao đắng cay (Những người đàn bà gánh nước sông, Tiếng cười, Mười một khúc cảm), bao vất vả (Câu hỏi cuối ngày, Trên đại lộ), bao thua thiệt (Những ví dụ),bao trắc trở (Giọng của H)…

Trong sâu thẳm, cái đẹp dường như được nhân lên từ sự thô vụng vốn dĩ của họ. Nguyễn Quang Thiều là người trích lục, là thợ ảnh, là người nghiên cứu phân tâm học, hay thậm chí là một người bình thường nhất trên đường để thấy một người đàn bà xem trộm vú mình trong chái bếp

Hình ảnh bàn chân người đàn bà được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đặc tả có sức ám gợi: Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái. Bàn chân người phụ nữ đã được nhiều tác gia viết về nó, và truyền tụng cả trong dân gian. Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân. Đó là bàn chân đẹp, gót sen hồng. Không có ai miêu tả người đàn bà với bàn chân xấu xí, thô kệch như Nguyễn Quang Thiều. Cách cảm nhận, tri giác như vậy, chứng tỏ một điều, nó đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, hằng in trong trí ông, nên ông mới mường tượng ra như thế. Với Nhà văn, họ có thể, khắc họa điểm này điểm kia, để nhấn mạnh, điểm xuyến cho nhân vật được rõ hơn, ấn tượng hơn bằng nhiều cách. Có nhân vật đẹp

hơn gấp bội lần qua bàn tay của người thợ (tác giả), như Thúy Kiều, Thúy Vân

(Truyện Kiều - Nguyễn Du), có nhân vật lại xấu xí và ngớ ngẩn hơn như Thị Nở

(Chí Phèo- Nam Cao). Ở Nguyễn Quang Thiều, ông không bỏ qua những người phụ nữ đẹp, phẩm hạnh tốt, (Cái đẹp, Những ngôi sao, Con gái ơi, Hoa hồng..), mà ông còn là người thợ biết tô đậm những góc khuất tâm hồn, nhấn nhá những bề dáng bên ngoài để họ (người đàn bà)hiện lên như những khúc khuỷu nhất, những thô vụng, những góc cạnh, gai sạn nhất:

Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ/ Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen/..Những chiếc dậm trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên/… Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận/ Cán dậm chúi xuống mặt đường - Những nòng súng hết đạn/ Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám/ Vảy cá bám trên

áo họ lấp lánh những tấm huy chương (Trên đại lộ).

Có nhà phê bình đã nói rằng chỉ có Nguyễn Quang Thiều nhìn những người phụ nữ như đoàn quân thất trận. Một cái nhìn mang dáng dấp sử thi. Hiện thực được tôn vinh, bám víu vào hy vọng để có một hình ảnh đẹp, một tư tưởng đẹp, một mục đích, một cái nhìn đẹp đầy lạc quan “vảy cá bám trên áo họ lấp lánh như những tấm huy chương”. Phải yêu quý thật nhiều những người đàn bà vất vả cần cù kiếm việc làm để mưu sinh, đáp ứng và phù hợp với thời cuộc, thì mới biến nỗi vất vả tần tảo của họ thành hình ảnh đẹp như vậy. Không những thế, ông còn nhìn thấy cuộc sống mưu sinh của họ trên một chuyến xe, cũng gợi trong tâm tư nhà thơ những trắc ẩn:

Và chuyến xe tan tầm lại đến/ Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ/ … Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ/ Tóc tai quần áo sặc mùi cá khô/ Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia(Câu hỏi cuối ngày).

Bài thơcó ba lần hỏi, đều là hỏi tự vấn, và tên bài thơ là một câu hỏi. Trần Mạnh Hảo đã xoáy vào hai câu cuối để nêu lên chủ kiến của mình. Song đối với chúng tôi, điều Nguyễn Quang Thiều tự hỏi, chúng tôi lại hiểu theo cách khác. Đó chỉ là cách ông thể hiện tâm can của mình, xót xa cho những phận người phụ nữ. Họ bươn chải trong cuộc sống vốn dĩ đã lắm khắc nghiệt, họ còn là trụ cột của gia

đình hay họ là trụ cầu nối đôi bờ của hiện thực và quá khứ, của yêu thương và cay đắng cơ cực, của những chịu đựng hy sinh và những mất mát, thiệt thòi...của những bế tắc quẩn quanh và những khát khao hy vọng như Nguyễn Quang Thiều đã cảm nhận:

Những người đàn bà của làng đồng phục màu nâu/ Những trụ cầu mảnh mai, suốt đời bền vững / Họ dựng lên cây cầu/ Và con đường vươn ra lộng lẫy (ChươngV- Nhịp điệu châu thổ mới). Ông cảm nhận người đàn bà như những trụ cầu là cách liên tưởng lạ hóa. Hình như trong thi ca chưa có nhà thơ nào dám nói người đàn bà vững chãi như những trụ cầu. Tú Xương thì có hình ảnh người phụ nữ thôn quê lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ), còn Xuân Diệu thì có người tình trong mộng để đắm đuối yêu đương Mau với chứ/ vội vàng lên với chứ/ Em, ơi em, tình non đã già rồi (Giục giã), còn Tố Hữu có người con gái anh hùng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Em vẫn đứng trên đôi chân tuổi trẻ/ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ, nhưng tuyệt nhiên không có người đàn bà mảnh mai vững chãi như những trụ cầu. Hình ảnh ấy phải chăng cho chúng ta liên tưởng đến việc người đàn bà là cầu nối, là mấu chốt để nối đôi bờ “Bên này” hiện thực sấp ngửa khó khăn với “Bên kia” của khát khao ánh sáng hạnh phúc. Họ là thực thể hy sinh để cuộc sống này viên mãn.

Người đàn bà gắn liền với cánh đồng, dòng sông, với đôi quang gánh nơi làng quê tác giả. Nét đẹp tâm hồn tinh khiết và nét đẹp thể xác khỏe mạnh lực lưỡng từ cách thức khắc họa đậm nét sự thô vụng, người đàn bà trong thơ Nguyễn Quang Thiều hiện lên như một ám ảnh.Và Bóng tối cho họ một con đường toàn ánh trăng, cũng là một ám ảnh.

2.2.2.3. Bóng tối biểu tượng cho thế giới hỗn mang bí ẩn, lầm lụi

Bao trùm trong Châu thổ là bóng tối. Khi khảo sát bóng tối xuất hiện 288 lần/ 144 bài, với nhiều sắc diện, nhiều tầng bậc. Bóng tối chứa đựng sự bí ẩn nơi trú ngụ, sự hỗn mang bành trướng của bóng tối, sự dày vò lương tâm, trừng phạt con người của bóng tối, cái ác được tung hoành, hiên ngang đi lại, và cả sợ hãi chết

khiếp của ma quái từ bóng tối. Chung quy, có thể đặt bóng tối ở “Bên này” của thế giới hiện thực là để sau khi khảo sát, tìm hiểu, sẽ thấy bóng tối luôn di chuyển qua “Bên kia” ánh sáng. Họ sống ở “Bên này” cùng với bóng tối và có quyền hy vọng khát khao lần tìm về Bên kia” ánh sáng.

Nguyễn Quang Thiều có nhiều bài xuất hiện bóng tối qua nhan đề như “Đoản ca về buổi tối”, “Chúng ta có quyền ăn bữa tối”, “Đêm gần sáng”, “Bài ca những con chim đêm”, “Lúc ba giờ sáng”, “Chuyển dịch màu đen”… Bóng tối là thời gian, xuất hiện cùng với làng, với con thuyền với dòng sông, với vòm cây, cánh đồng, là không gian. Vậy bóng tối cũng có thể xem là nơi hội tụ thời - không gian của tác phẩm. Trong phần không gian và thời gian nghệ thuật ở chương ba, chúng tôi cũng đi tìm hiểu về thời - không gian và trong đó có điểm qua phần bóng tối, các thể thức biểu hiện của nó. Điều rốt cuộc sau cùng, chúng tôi muốn nói bóng tối đã là một tâm điểm, một khoảng sân mà Nguyễn Quang Thiều có thể tự tại, tự tung bay nhảy, hú gào, và sáng tạo từ những cơn mơ hoang dại và tưởng tượng. Bởi có lần ông đã nói Tôi thích cô đơn trong đêm tối. Thích ngồi nghe tiếng nổ tí tách của ngọn nến, thích viết vào giữa đêm…Đêm tối với tôi như là một cái gì gắn bó vừa vô thức vừa ý thức… [105]. Trong “Quà tặng của một ngày”, bóng đêm gắn với người cha, với bầy chim mòng két trở về. Hay “Bên ô cửa những toa tàu thời chiến”, bóng tối lại gắn với hình ảnh người mẹ: Mẹ tôi vẫn ngồi bên hiên nhà trong những đêm tối nhiều gió. Bà nói có những con tàu đã bay lên trời mang theo những chàng trai, cô gái bằng tuổi mấy đứa con lớn của bà. Và đêm nào bà cũng thức giấc bởi tiếng còi tàu chạy trên đường ray qua cánh đồng vọng về [112,tr.49]. Hay trong truyện “Đã mất rồi những cái cây có ma”, bóng tối gắn liền với làng Làng quê yên tĩnh trong đêm…Trong những đêm như thế, tôi thường nhớ về bà nội tôi và những câu chuyện ma bà kể. [112,tr.116].

Bóng tối đã trở thành biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Ngoài những bài mang tựa đề có yếu tố bóng tối, còn có nhiều bài xuất hiện bóng tối và dường như bóng tối (bóng đêm)làm nền cho mọi cảm xúc, sự vật, hiện tượng được nói đến. Bóng đêm của đồng cỏ (Có một con mèo hoang),người cha đêm đêm ngồi

hút thuốc lào (Tiếng cười), đêm đã trải tấm khăn của tình yêu xuống rồi (Một bài hát tình yêu làng Chùa), sự chuyển động của bầy ốc sên trong đêm (Chuyển động),

đêm của cái tôi buồn “Ta nằm co quắp trong đêm” (Khúc cảm VII), và đêm của cái tôido dự định đường (Những ngôi sao)

Bóng tối được lặp lại nhiều tầng bậc, thể hiện ở nhiều đối tượng đã trở thành biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong bóng tối, dường như ông có thể nhìn thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn về mọi việc. Phân định được rõ ràng đâu là thiện ác, đâu là hiện thực cuộc sống và khát khao. Chúng tôi có cảm giác, bóng tối ở “Bên này” chiếc cầu của nhân gian trần thế, kiếp người được bắt qua bên kia sông ngân hà - nơi đó ánh sáng chan hòa, mặt người nở hoa, trái ngọt hoa xanh, niềm vui và hạnh phúc tròn căng. Chính vì điều này, chúng tôi đã mạnh dạn đi tìm hiểu tuyển tập của ông theo chiều dọc, thay vì phải đi theo chiều ngang như một số luận văn trước đã làm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tâm ý của nhà thơ, ông không rạch ròi cho bên này là bóng tối, bên kia là ánh sáng, nhưng hai mảng này luôn được ông nâng đỡ, dưỡng dục nuôi nấng trong từng kết cấu bài thơ, trường thơ. Việc làm của chúng tôi chỉ nhấn mạnh khắc họa thêm: Nếu nói đến bóng tối, hay những gì thuộc “ Bên này” của hiện thực trong thơ ông thì thật là buồn và yêu thương đến thẳm sâu, xót đắng và xẻ chia đến tận cùng, bất trắc và ngổn ngang đến lạnh người. Còn nếu nói đến ánh sáng hay những gì thuộc về “Bên kia” ánh sáng thì thật tươi sáng trinh trắng đến thảo thơm, khát khao và tự do đến tận cùng, phục sinh, hồi sinh, tái sinh đến mãnh liệt...

Trước hết, đó là bóng tối gắn với tình yêu thương cha mẹ, tình yêu đôi lứa thuở ấp ủ, ban sơ, thuở do dự định đường:

Đêm hoang sơ chỉ có đôi ta/ Không cơm áo cửa nhà ngồi ôm nhau run rẩy/

Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/ Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng (Những ngôi sao).

Bóng tối của hoang man, lo sợ, cái ác xuất hiện xâm chiếm đời sống con người: Đã bao năm/ Cứ đêm xuống/ Bầy chó ngửa mặt lên trời/ Sủa cay đắng, thảm

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)