Trẻ e m người cầm hạt giống đi gieo

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 98)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3.3.Trẻ e m người cầm hạt giống đi gieo

Thơ Nguyễn Quang Thiều, xuất hiện nhiều hình tượng trẻ em, nhiều bài thơ dài, trẻ em làm nhân vật chủ đạo, nhân vật xuyên suốt bài thơ, hoặc có xuất hiện hình tượng trẻ em như bài Nhịp điệu châu thổ mới, Con bống đen đẻ trứng, Đoản ca về buổi tối, Bài ca những con chim đêm Lời cầu nguyện.

Theo sách “Biểu tượng thế giới” thì Trẻ em là biểu tượng sự trong trắng, vô tội: là trạng thái chưa hề mắc tội lỗi…Tuổi thơ là biểu tượng của tính chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên… trẻ thơ hồn nhiên, lành hiền, mộc mạc, không có mưu đồ gì, không có ẩn ý…. Theo truyền thuyết Ấn Độ, người ta thường dùng biểu tượng này là trạng thái tiên quyết cho sự tiếp nhận tri thức, đạo Kitô, các thiên thần được miêu tả bằng những nét trẻ thơ, dấu hiện của ngây thơ, trong trắng [46;tr.946-947]. Nguyễn Quang Thiều luôn tự chuyển động, để “bay về vùng sáng đặc”, về với ánh sáng khát khao tự do. Trong mông lung hư thực, đầy mộng mị với quá nhiều thi ảnh như vậy, ông sẽ chọn thi ảnh nào, biểu tượng nào để trao cho hạt

giống ngũ cốc mùa màng? Tất cả cái cây trụi lá, những ngôi sao kia đã bay về với vùng sáng đặc, còn người tiếp theo đi qua “Bên kia” ánh sáng, để làm chủ nhân cho cả thế gian này là ai? Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đó chính là trẻ em. Thế giới phục sinh trong thơ ông là biểu tượng trẻ em. Trẻ em đồng nghĩa với sự trong sáng, với thiên thần, với tinh khiết, khát vọng, mầm sống, sự tái sinh, hướng thiện.

Với “Bên kia” bờ của vực thẳm, “Bên kia” bờ sông Đáy, nơi cuộc sống hiện thực tàn lụi, chết chóc, mưu mô, tráo giả thì những đứa trẻ xuất hiện trong thơ ông với nhiệm vụ bảo vệ đời sống này:

Từ phía các ngôi sao các thiên thần bay về/ Đậu trên trán những đứa trẻ đang ngủ/ Những đứa trẻ lẻn dậy trốn bố mẹ và ra đi khỏi giường/ Chúng che kín đèn chỉ để lọt qua một tia sáng nhỏ/ Những thiên thần đã mượn khuôn mặt chúng/ giọng nói của chúng và tâm hồn của chúng/ Để vừa bay vừa ca hát trên bầu trời thành phố (Đoản ca về buổi tối)

Nhà thơ J.Brodky, người mà Nguyễn Quang Thiều chịu ít nhiều ảnh hưởng, cũng lấy biểu tượng trẻ em làm nguồn sống vĩnh cửu, tái sinh cứu rỗi cho thế gian này: Anh có nghe, anh có nghe trong khoảng rừng chồi tiếng hát trẻ em, /những tiếng hát bốc lên trên những chòm cây bạc/ Anh có nghe, anh có nghe trong khoảng rừng chồi tiếng hát trẻ em?/ chỉ cần là một đứa trẻ của đêm tối,/ chỉ cần nhìn lên cao mãi, chỉ cần hát và khóc,chỉ cần không biết tới nước mắt./ Bên trên chúng ta, một chiếc bóng lướt qua và tan rã, chỉ cần hát và khóc, chỉ cần sống.(Mây bay qua)

Với J.Brodky, tình yêu và những triết luận về cuộc đời đầy sóng gió chìm nổi của bản thân cũng như của thời thế bấy giờ mà bản thân ông phải trải qua, tài năng bị vùi chôn, thân thế bị che dấu, bị xã hội kết án và sống trong cay cực, là chủ đề lớn trong thơ ông. Biểu trương cho tinh thần ấy, chúng ta thấy thấp thoáng trong thơ ông nét đẹp của cuộc sống hiện thực, từ một chiếc xe bò, từ một vầng mây qua, từ một con ngựa đen thì trẻ em là biểu tượng mà ông luôn muốn ký gửi một thông điệp. Lời ca của bầy trẻ sẽ cứu chuộc được thế gian này.

Nguyễn Quang Thiều, trong bài thơ dài mang tầm vóc như trường ca Nhịp điệu châu thổ mới, tác giả đã mượn hình hài của Cậu Bé và Người Nông Dân già để

xây dựng nên nhịp điệu mới của một Châu thổ. Đó là nhịp điệu của một sự sống được tái sinh, được hoàn trả lại những gì vốn dĩ là của nó. Sự tươi trẻ, lành lặn, hiền hòa, ấm áp của thế gian này cùng với sự sống của con người. Việc đó, bắt đầu bằng sự hủy diệt của một đám tang với sự hiện diện của Cậu Bé: Thổ ngữ gieo từ bàn tay người Nông Dân già/ vào bàn tay Cậu Bé/ Cậu Bé chầm chậm mở vương quốc của mình/ và chầm chậm khép vào/ Và lúc đó những dòng sông nước mắt bắt đầu tuôn chảy/ Chảy về ngày mai, nơi hàng rào chân trời nở mãi mùa hoa lạ/ Chảy về hôm qua phần sống của người [110,tr.145].

Cậu Bé là chủ nhân của phía“Bên kia” cùng với thế giới của những vầng mây không mang họ nước, của con chuột đồng loang loáng vệt đất nâu, của bông hoa cổ tích, của tù và gọi tên thiêng từng dòng họ/ của những giọng nói/ thức dậy từ đỉnh đồi vàng để thấy những ngôi sao vùi trong mây tối/ Vừa nảy chồi xòe lá sáng lung linh (Nhịp điệu châu thổ mới).

Nối tiếp hay đoạt lấy từ bàn tay của thần chết, từ sự già nua tàn lụi là sự sống tràn trề. Sự sống bước đi ngạo nghễ và tự tin trên đỉnh đồi, bên kia thành phố, thị xã, những con hẻm ngập ngụa nước, và cánh đồng chứa đầy hóa chất. Cậu Bé đã cầm hạt giống đi gieo và gọi bằng âm tiết của riêng mình. Từ cái chết, của những tóc những tai bị cắt lìa, Cậu Bé như một trụ cầu nối liền sự đứt vỡ của hai thế giới “Bên này” và “Bên kia”. Cậu Bé là sứ giả thánh thiện làm sống lại những đời sống bằng cách gieo vào tất cả để không còn ai, lúc này, nhìn thấy vết nối của ánh sáng.

Những nơi Cậu Bé đến, bầu trời rền rĩ những ngôi sao đang mọc, mọc cả những ngôi sao mù trong im lặng kim cương/ Cậu Bé đến và mỉm cười/ Đêm vĩ đại và linh ẩn đã chuẩn bị con đường cho Cậu Bé/ Những quả đồi tự xưng tên tuổi thật của mình/ Tất cả thức dậy và đứng lên, những quả đồi bóng tối/ Thức dậy không quờ tay tìm đèn và không cả ho khan/ Thức dậy và rút chân hương ra khỏi ngực mình/ THỨC DẬY ĐỂ ĐÓN CHÀO MỘT GIỌNG NÓI.

Giọng nói và Cậu Bé có mối quan hệ mật thiết. Giọng nói là biểu tượng của sự sống. Cậu bé tồn tại để “đỡ một giọng nói”. Nguyễn Quang Thiều, thường nhắc đến “một giọng nói” trong nhiều bài thơ khác. Có khi chỉ là một tiếng gọi xa mờ

(Con bống đen đẻ trứng, Bài ca những con chim đêm, Lời nguyện cầu)vang vọng từ thẳm sâu của tâm linh, từ vô thức ký ức như một lời sấm truyền để hướng con người đi theo ánh sáng, lẽ phải và hướng thiện. Có khi là giọng nói của đứa trẻ trong bụng người đàn bà “Mẹ hãy mang con lên đỉnh đồi”. Có thể lý giải “Giọng nói” đó là của người bà và Cậu bé như sau:

Biểu tượng người mẹ, người đàn bà không tên họ cùng với những đứa trẻ trần truồng chạy theo mẹ và lớn lên thường xuyên xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Có lẽ đó là mắc xích từ tâm tưởng của nhà thơ với bà nội, với mẹ của mình. Ngay từ thuở nhỏ, mẹ đã đặt trước mặt ông ngọn đèn hạt đỗ, dạy ông biết yêu thương, biết sống cho lẽ phải và biết khóc. Thế giới ám ảnh ma mị của bà nội khi nằm liệt trên giường bệnh bốn năm trời đã ăn sâu vào tư duy nhà thơ. Giọng nói trầm đều của bà nội, được tác giả thể hiện trong lời mở đầu Châu thổ“Hồi tưởng về những người đã khuất” rằng:Bà tôi nằm liệt giường đã bốn năm rồi. Những buổi tối ở quê tôi thường đi qua căn buồng bà tôi nằm thuở trước… Cùng lúc đó một giọng nói xa xăm vọng về. Đấy là tiếng nói của bà nội tôi. Không phải tiếng từ cõi âm/ Bà tôi không xác định được mình còn tồn tại trên thế gian này nữa hay không thông qua thể xác của mình. Có lẽ thế mà bà tôi dùng giọng nói để xác thực sự tồn tại của mình. Và nếu bà tôi không nói thì bà tôi tin rằng mình đã chết [110,tr.12]. Hay

trong “Hồi tưởng về những sợi tóc” [112], nhà văn hồi tưởng lại những năm tháng quẩn quanh bên bà, giúp bà rót nước để xin những sợi tóc bạc trắng để kéo chuồn chuồn cũng là những ký ức ăn nhập vào máu vào tim tác giả. Ngay cả người đàn bà tên Suýt - người em họ của bà cũng để lại trong ông ấn tượng sâu sắc. Đó là một người đàn bà còng, lưng gập xuống song song với mặt đất, người chỉ nhỏ bằng đứa trẻ 12, 13 tuổi. Bà Suýt đi bộ từng bước chậm rãi giống như một con ốc sên bò trên đất. Kỳ dị từ những con người, từ những câu chuyện ma cây thị, chuyện về người đàn ông leo lên cây gòn mấy ngày không xuống được, khi xuống thì hóa điên (Đã mất rồi những cái cây có ma), hay chuyện kì bí về đầm sen của làng (Trong tiếng vọng những mùa sen đã chết), ông đều được bà kể đi kể lại nghe mà không thấy chán: Vào những đêm mùa hạ, tôi thường ngồi một mình trong vườn lắng nghe

tiếng con dế kêu ầm ĩ trong một bụi cỏ đâu đấy. Trong những đêm như thế, tôi thường nhớ về bà nội tôi và những câu chuyện ma bà kể [112].

Không chỉ trong văn xuôi, tản văn và tiểu luận, Nguyễn Quang Thiều mới nói về điều đó, mà trong thơ Châu thổ, ông cũng luôn dành một tình cảm đặc biệt cho người bà của mình: Trong bóng tối ấu thơ, tôi cần giọng nói/ Từ góc buồng ẩm mốc của bà tôi/ Cây đèn của kí ức ấy cạn dần và sợi bấc/ Bò đến sát tai tôi, nức nở nguyện cầu (Hồi tưởng tháng hai).

Điều đó hoàn toàn có thể lý giải cho việc vì sao thơ ông gắn liền với người đàn bà và đứa trẻ. Mỗi sáng tôi mở cửa chỉ để vội vã xây những chiếc tổ con cho lũ trẻ ra đời. Đêm đêm những đám mây giạt về đâu/ Trên những cánh đồng lúa nước, những ngọn đồi/ Hay những vòm cây ngoại thành phủ bụi/ Vội vã xây những chiếc tổ con cho lũ trẻ ra đời (Mỗi sáng tôi mở cửa).

Như vậy có thể thấy kí ức tuổi thơ, kí ức về người bà, người mẹ đã ăn sâu vào tâm tưởng nhà thơ và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành hình tượng, biểu tượng nghệ thuật độc đáo trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Những biểu tượng ở phía “Bên này” của hiện thực cuộc sống và những biểu tượng của phía bờ “Bên kia” của khát vọng tự do sinh trưởng, tái sinh là điều mà tác giả muốn gửi gắm đến đọc giả bằng tất thảy trái tim của người con làng Chùa.

Tiểu kết chương hai

Trong nỗi khát khao trở về cội nguồn, mạch suy cảm nương theo tình yêu quê hương cháy bỏng, Nguyễn Quang Thiều đã để cho tình yêu vi diệu của mình tung tẩy nhiều cung bậc lúc nồng nàn thanh thoát, lúc xót đắng cho những phận người, lúc ồn ào gào hú, khóc nấc nghẹn. “Bên này”cuộc sống hiện thực, “Bên kia” của khát vọng tự do, tìm đến cái Đẹp, đều bắt nguồn từ nền tảng văn hóa dân gian (folkore), truyền thống nhưng hiện đại, mộc mạc/ thô vụng nhưng tinh tế/ sắc sảo, nhà thơ đã xây dựng tòa lâu đài trầm tích từ những cơn mê hoang dại.

Ở đấy người ta tìm thấy nhiều thi ảnh chen chúc/ rậm rạp như cánh rừng già với vô vàn thảm thực vật động vật sinh trưởng, người ta có thể liên tưởng đến bản giao hưởng với nhiều cung bậc hòa âm phối khí lúc lắng đọng thẳm sâu, lúc trùng trùng gầm hú, lúc nhẹ vi tinh tế trườn liếm ánh sáng.

Ở đấy người ta tìm thấy nhiều biểu tượng như những thảm động thực vật trong khu rừng già, biểu tượng như những hình nốt được khai mở tối đa cao độ, được hình thành xây đắp từ cái nền văn hóa truyền thống nền nã, trong thơ ông. Với cách gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, bằng suy nghiệm, bằng sắc diện, hay bằng suy cảm, và có thể tìm hiểu biểu tượng bằng nhiều cách: lúc song hành, lúc đối nghịch như nước với lửa, như ánh sáng và bóng tối, lúc chẻ đôi thành hai phía “Bên này” và “Bên kia”. “Bên này” của cánh đồng, người đàn bà và bóng tối. “Bên kia” của cái cây, trẻ em và ngôi sao.

Việc khảo sát và tìm hiểu những biểu tượng trên cơ sở những ẩn dụ, các huyền tích văn hóa dân gian (biểu tượng cái cây, ánh sáng, bóng tối…), hòa trộn với sự tiếp nhận ảnh hưởng các nền văn hóa văn minh từ các dân tộc khác nhau, thơ Nguyễn Quang Thiều đậm đặc chất suy cảm, tự nghiệm, tiêu biểu cho lối thơ “duy lý” khác với lối thơ “duy tình” truyền thống. Biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều mang tính trừu tượng hóa, mở ra nhiều hướng tiếp cận tùy theo độ liên tưởng đồng cảm của độc giả.

Những nội dung được tìm hiểu trong chương hai có thể khái quát bằng sơ đồ tư duy ở phần phụ lục (1.1 và 1.2). Ở sơ đồ biểu thị tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều cho thấy mối quan hệ, ràng buộc giữa hiện tại (ý thức) và thế giới tâm thức luôn hiện hữu (vô thức) đã tạo nên những suy cảm, cơn mơ huyễn hoặc để cùng khát khao cuộc sống và đặt tâm điểm sáng tạo vào ánh sáng của niềm hy vọng mải miết trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Hoặc biểu thị được triết lý về diệt - sinh - tử, linh hồn - đức tin - cứu rỗi cũng là chuỗi tư duy hiện hữu trong thơ ông.

CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

Nói đến hình thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là có thể đã nói đến mặt mạnh của ông, vì lâu nay mọi người vẫn gọi ông là người tiên phong, cách tân hiện đại. Như trong chương hai, chương ba, chúng tôi đều nói, phần nội dung trong thơ Nguyễn Quang Thiều, cảm hứng hay là những suy cảm của cái tôi tác giả đều bắt nguồn từ mẫu gốc,từ những phạm trù mang tính truyền thống làng quê (Bắc Bộ Việt Nam), nhưng ông đã dùng hình thức nghệ thuật mới mẻ, độc đáo và lạ lẫm để chuyển tải. Giống như ông đã từng tuyên ngôn: làm mới lại những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết. Nói như vậy để thấy rằng, hình thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là lĩnh vực cần nghiên cứu. Và đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tìm đến các hình thức nghệ thuật được biểu đạt trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Trong suốt ba mươi năm qua, kể từ khi sự xuất hiện đình đám của tập Sự mất ngủ của lửa và những tập sau này. Nguyễn Đăng Điệp với bài

Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều [19,tr.9], đã bắt đầu bằng thể thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều.Tác giả bài viết, bằng cách loại suy để biết, đâu là thế mạnh của thơ Nguyễn Quang Thiều và cách chuyển giọng, cách tân. Sau đó, ông có đề cập đến cấu trúc giấc mơ và hệ thống biểu tượng. Trong khi đó, Mai Thị Liên Giang [19,tr.52] đi tìmKết cấu vẫy gọicủa thơ Nguyễn Quang Thiều theo hướng tiếp nhận mỹ học. Tác giả xét đến nghệ thuật đảo ngữ, tỉnh lược trong câu thơ. Nguyễn Thanh Tâm [19,tr.69] lại đi khai thác chất sống trong Châu thổ. Tác giả bài viết nhấn mạnh nghệ thuật tưởng tượng và liên tưởng trong tư duy. Đồng thời người viết đi khai thác khía cạnh nhạc tính trong

Châu thổ. Tác giả nói rằng: thơ Nguyễn Quang Thiều là cấu trúc đầy âm vang của nhạc tính và ông luôn có dụng ý để cho các đồ vật, đúng hơn là các thực thể va chạm vào nhau trong quá trình chen vai đứng trong dàn đồng ca Châu thổ. Đó là thứ nhạc vang trong tâm tưởng, rất khó thực chứng, nhưng có thể cảm nhận khi để trí năng của mình hòa vào những chuyển động của Châu thổ [19,tr.77,78]. Lê Vũ thì đi phân các loại nhịp của cảm xúc trong thơ Nguyễn Quang Thiều.Ông gọi đó là

nhịp của dòng tâm tư và mĩ cảm (hay gọi là nhịp của hơi). Chu Văn Sơn, miệt mài đi tìm cấu trúc của không gian - thời gian trongChâu thổ, qua giọng khải huyền và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 98)