Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 105)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Văn học không thể hiện đời sống theo kiểu thời gian lịch, của đồng hồ cát, của cơ học đồng chất đều đặn kiểu Niutơn, mà thời gian nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học. Theo G.N. Pôxpêlôp thời gian nghệ thuật là tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi, sự kiện[75,tr.78]. Vì thế, Thời gian là đối tượng, là chủ đề, là công cụ miêu tả, là sự ý thức về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học

[75,tr.85]. Thời gian nghệ thuật là phạm trù phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của tác giả. Mỗi tác giả, mỗi tác phẩm, mỗi bài thơ, đều có một “thì” thời gian riêng. Nó thể hiện trong sự phát triển của tính cách, số phận, sự vận động của các mối quan hệ giữa người với người, quá trình tự ý thức, tự phát hiện ra mình trong lịch sử, sự trở

về với quá khứ, sự bay vượt lên trước vào tương lai [85,tr.207] và nhờ thế giúp con người nhận thức sâu hơn về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật thường được thể hiện bằng cách thức, có thể kéo dài hay dừng lại một giây phút, để người ta thấy sự liên hệ giữa thời gian và thực tại là một khoảng khắc, cũng có thể dồn nén trăm năm, nghìn năm vào một giờ để thấy sự vận động chậm chạp của đời người. Nó gắn liền với việc tổ chức các nhân vật, hình tượng, biểu tượng, sự kiện, sự việc bên trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người [86,tr.84]. Thời gian nghệ thuật gắn liền với tư duy liên tưởng, chiều sâu văn hóa và ý thức về quá trình phát triển. Theo J.P. Sartre nhận xét Phần đông các nhà văn hiện đại - Proust, Joyce, … mỗi người đều hủy hoại thời gian theo cách riêng. Có người cắt bỏ quá khứ và tương lai, rút gọn thời gian vào khoảng khắc trực giác, có người lại biến thời gian thành một ký ức hạn chế và máy móc [87.tr.209]

Thời gian trong thơ cổ là thời gian vũ trụ tuần hoàn, cùng với những biểu tượng mang tính ước lệ (mai, trúc, tùng). Thời gian nghệ thuật vĩnh viễn được tính bằng vạn năm, vạn đời, nghìn thu, nghìn kiếp… Thời gian trong thơ lãng mạn, là thời gian cá nhân đời người (vắng bóng thời gian lịch sử, xã hội). Thời gian trong thơ ca Cách mạng là thời gian của lịch sử xã hội, của nhân dân, dân tộc. Tuy nhiên đôi lúc, thời gian cá nhân và thời gian lịch sử, xã hội cũng hòa thành một dòng duy nhất, nhất là dòng văn học sau 1975. Thời gian trong thơ Thanh Thảo là thời gian của sự quằn quại những ám ảnh chiến tranh giữa tâm tư cá nhân và lịch sử xã hội. Thời gian trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là thời gian của “chớp mắt đã nghìn năm trôi”. Với Nguyễn Trọng Tạo, ông luôn đứng ở hiện tại để nhìn về quá khứ, hướng đến tương lai, để cái tôi tự cảm đi tìm bản thể chính mình. Trong đó, thời gian làm thước đo để định vị đời người, lòng người. Ông như muốn nắm bắt thời khắc non tơ, thời khắc đẹp nhất mà đời người, tuổi xuân không giữ lại được: em mười chín tuổi nghìn năm trước/ sao đến bây giờ mới hai mươi/… nghìn năm gặp lại… em hăm mốt (Thiên thần)

Đôi khi Nguyễn Trọng Tạo lại kéo thời gian phút chốc vụt về, đồng hiện thời gian trong một chủ thể: một ngày héo một ngày xanh/ một đời nhớ một đời thành lãng quên (Gửi H)

Ngược lại, với thơ của Edgar Poe thì trình tự và nhịp độ thời gian như bị đẩy lùi hoàn toàn về thì quá khứ. Ông luôn sống trong hoài niệm và tiếc nuối thời gian đã mất không sao tìm lại được. Ông trở về với ngày xưa, đắm chìm với thời gian của thế giới thần thoại, cổ tích. Bởi ông cảm thấy thời gian dường như thật ngắn ngủi để chưa làm trọn vẹn nhiều ước ao của đời người: Vì thế, đêm nay, chỉ tim tôi là ánh sáng/ Không bài thánh ca nào được tôi cầu nguyện/ Nhưng tôi sẽ chờ đôi cánh thiên thần của nàng/ Đưa tôi trở lại những ngày xưa( Lenore) [69].

Như vậy có thể thấy, trong thế giới này, không có cái gì tồn tại ngoài thời gian. Thời gian là phương tiện nghệ thuật cần thiết giúp nhà thơ (văn) triển khai các vấn đề trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)