Tính liên kết ý trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 132)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3.2. Tính liên kết ý trong thơ văn xuôi Nguyễn Quang Thiều

Khi nói đến thơ tự do là nói đến một thể thơ ít bị ràng buộc nhất về mặt vần điệu, sự hạn định câu thơ. Cách gieo vần của thơ tự do cũng linh hoạt, có lúc gieo vần chân, vần lưng, tùy theo từng đoạn thơ, có khi gián cách, có khi liên tiếp nhưng vẫn giữ được nhịp điệu, tiết tấu, âm thanh, vần của mạch thơ.

Với thơ văn xuôi, hầu như không còn giữ lại lối gieo vần nào, đôi lúc phương thức lặp lại cụm từ hay một ngữ nào đó còn xuất hiện trong thơ văn xuôi, để tăng thêm sự nhịp nhàng. Còn lại, liên kết ý mới chính là “bộ xương” là nòng cốt tạo nên bài thơ. Liên kết ý là liên kết về mặt ngữ nghĩa. Có thể liên kết logic hay liên kết chủ đề, nhưng các dòng thơ đều nằm trong cùng một hệ thống, cùng tham gia vào sự vận động cụ thể, tổng thể, vận động của một tư duy thống nhất vận động tạo thành hệ thống liên kết nội dung của một văn bản nghệ thuật [90,tr.339]. Câu thơ truyền thống vốn rất cân đối, chặt chẽ về hình thức nhưng đối với thơ tự do, thơ văn xuôi thì mô hình hình thức này xem như bị phá vỡ. Vì thế, thơ tự do thường không vần, cắt nhịp không đều đặn nhưng vẫn giữ được ý. Điều đó tạo nên kết cấu của bài thơ [69].

Việc giữ ý cho bài thơ dài “Những ví dụ”, nhà thơ đã lập lại câu Thời gian cứ lặng lẽ chảy vào chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi(Những ví dụ), làm sợi chỉ xâu các đoạn, các sự kiện, các ý, các hình ảnh lại với nhau. Để cuối cùng, chúng ta hiểu, Những ví dụ - những người đàn bà góa bụa ấy đã được đền đáp, cần phải được hạnh phúc, họ là những khát khao của cuộc sống.

Đối với việc liên kết ý trong bài thơ “Đêm gần sáng”, một bài thơ khá dài. Có diễn biến, cao trào và kết thúc. Bài thơ đã được tác giả sử dụng nghệ thuật liên kết ý bằng cách lặp lại cụm từ “Đêm gần sáng” với nhiều triển khai khác nhau: Đêm gần sáng là tôi vừa ba mươi tuổi/… Đêm gần sáng là tôi chưa qua khờ dại/…Đêm gần sáng tôi nghe rất rõ/…Tôi cần có những đêm gần sáng/…Nhân loại khóc trong những đêm gần sáng/… Đêm gần sáng tiếng chó buồn day dứt (Đêm gần sáng).

của cảm xúc, của không gian và thời gian khác. Nhưng cuối cùng cũng chỉ để muốn nói rằng, sau những đêm gần sáng ấy, là những mới mẻ được phục sinh, được gìn giữ, được tôn tạo.

Như vậy cách lặp từ ngữ, câu, cũng là cách để giữ liên kết ý trong bài thơ dài. Nhiều bài thơ trong tuyển tập Châu thổ được viết theo chương, theo khúc, đoạn, đánh số, và số La mã, thay cho tên bài thơ như “Mười một khúc cảm”, “Hồi tưởng” (gồm hồi tưởng thánh giêng, hồi tưởng tháng hai, hồi tưởng tháng chạp) xen lẫn thơ tự do và thơ văn xuôi. Đồng nghĩa với việc nhà thơ mở ra nhiều hướng cảm xúc, li tâm xa và rất xa đến có thể nói là không ăn nhập, rời rạc so với cảm hứng chủ đạo, tư tưởng nội dung muốn chuyển tải. Nhưng nhờ vào sự duy trì logic của tư duy, hay còn có thể nói đó là sự “giữ ý” cho xuyên suốt một bài thơ dài. Với thơ văn xuôi, tỉ dụ như bài thơ Nhịp điệu châu thổ mới là một bài thơ dài, với cách kết cấu liên kết giữ ý khá hoàn hảo. Với 7 chương mang dáng dấp của một trường ca, mỗi chương là một sự kiện, mỗi chương là một vấn đề, tưởng chừng như không hề liên quan đến nhau, nhưng hình ảnh người nông dân già và cậu bé xuất hiện trong các chương đã làm một nhiệm vụ rất quan trọng. Đó là cách, tác giả đã xâu chuỗi lại các sự việc, tạo nên một trường nghĩa nhất quán, một tư tưởng cần biểu đạt trong thơ. Cuộc sống được đổi mới, được thay đổi từ những mầm cây, mà người đi gieo mầm không ai khác là những đứa trẻ của tương lai.Trong tất cả những câu chuyện về cuộc sống với nhiều biến chuyển mà người nông dân phải đối mặt thì sự phát triển và đổi thay là một điều tất yếu. Họ đã sống với nhiều ước mơ, khát khao, về cuộc sống ngày mai, cuộc sống của những con người biết đi về phía ánh sáng. Nguyễn Quang Thiều đã tạo dựng một hình ảnh những người nông dân thật thà, chất phát và biết sống trong yêu thương và ơn nghĩa Người Nông Dân Già căng lên vạt sáng áo mình/ Có con thuyền chở đầy trẻ con đổ xuống khu vườn/ Tiếng đùa nghịch ào lên, rồi chìm vào đất. Hay Người Nông Dân Già, và lúc này/ Đang tĩnh tụ, đang trôi, và đang sinh nở/ Trên cánh đồng vải liệm xôn xao.

Đôi lúc hai hình ảnh đặt đứng gần sát nhau trong một đoạn thơ, kết dính với nhau bằng tư duy logic. Một biểu trưng của sự già cỗi được thay thế bằng sự trẻ trung, phát triển theo quy luật của sinh tồn.

Đôi lúc, chủ thể “em”lại hóa thành thiên nga tìm lại vẻ đẹp chính mình. Hay đó cũng là khát vọng được sinh sôi được phun chảy những dòng trứng của bầy cá đã được ướp trong những chiếc lu sành, đó là viên thuyền trưởng và cơn mơ của tuổi ấu thơ: Ngày ấy ông bỏ lại tôi trên một đại dương đã chết. Ông để lại cho tôi một bình không nước và một cuốn sách không chữ. Và bảo Hãy đừng khóc con trai ta, nước vô tận ở bình không và chữ vô tận trong sách trắng, ở (Khúc hai - Nhân chứng của một cái chết), Khúc ba “tôi” thuở ấu thơ lại tự hỏi Sao đôi bờ đất không theo nước chảy đi?, đầy khao khát kiếm tìm, khúc bốn, cái tôi ấu thơ lại mơ thấy nhiều những cây đèn tỏa sáng cho thị xã. Và trong mỗi xẻng đất chúng ta đào lên từ nghĩa địa đều có một cây đèn đang tỏa sáng. Khúc sáu, đứng trước cái chết của chim bồ câu trên mái nhà vào những chiều rét mướt, cái tôi tuổi thơ lại mơ là người mộng du đi trên mái nhà để được nhìn rõ con đường, được gần với tận trời xanh. Cho thấy, tác giả đã “giữ ý” thơ khát khao, ước vọng trong suốt 19 khúc. Hay trong bài Chuyển dịch màu đen, với hai màu đen và trắng. Hai màu khác biệt, không trộn lẫn vào nhau được, được mặc định bằng câu chuyện tình yêu của hai con người có màu da khác nhau. Tác giả nhận thấy sự khác nhau về văn hóa, địa lí, con người, tâm linh, tín ngưỡng, mà ở đó, những nét đẹp truyền thống, nền tảng của văn hóa đang có nguy cơ dần bị mất đi và tác giả là người muốn giữ lại tất cả. Tác giả dự cảm và cuối cùng khát khao. Sau ba màu đen, một, hai, ba, làm cho bài thơ mang phong cách của thơ văn xuôi hiện đại, và phần cuối của bài thơ dài này là một màu trắng được xuất hiện. Màu trắng là màu của trắng trinh, của tinh khiết, trong sạch. Màu trắng ấy được chỉ định mệnh danh là tuyết. Tuyết rơi lan ra phủ đầy, che lấp, xóa sạch những chỗ nào đen tối, những ngớ ngẩn, những tị hiềm, ác ý, độc đoán ích kỉ, giả dối, lừa gạt trên cõi trần này. Khát khao là sự đắng đót với cuộc đời và phận người mà cái tôi, cái tâm, trái tim đã liên kết được xuyên suốt trong mạch bài thơ.

Ý liên kết trong kết cấu bài thơ Cây ánh sáng, rất rõ. Có nhà phê bình đã

xem Cây ánh sáng là một “lõi sắt” được giữ lại sau khi mọi thứ phù du đã bị thiêu

trụi. Và suy ra rằng: Cuộc sống mới ấy, cuộc sống giao hòa giữa con người và tự

nhiên, chảy dưới “tuyết và da người” ấy, theo như Nguyễn Quang Thiều, là cái chuyển động liên miên, bất tuyệt của cái đẹp. Sự chuyển động ấy, vốn không phải là bản chất của cái đẹp nhưng nó chính là sứ mệnh của cái đẹp[123].

Cây ánh sángđược khởi đầu như một “hoa tiêu” chạy suốt về phía ánh sáng. Với năm chương, được đánh số, bài thơ có kết cấu của một câu chuyện tình yêu đầy bất trắc, ân hận, tiếc nuối, ray rức lương tâm, một khi chàng và nàng chia xa. Sự hối lỗi tràn ngập trong con tim chàng và chỉ có Chúa - Người có thể phục sinh được mọi điều trên thế gian này, chàng đã gửi tất cả khát khao cho Chúa. Thứ khát khao ấy được tôi luyện thành một lõi sắt ánh sáng. Tuy nhiên để đạt được điều đó, Nguyễn Quang Thiều không đơn giản để thơ của mình đi trên một con đường bằng phẳng, với hoa thơm cỏ dại. Mà ông đã dẫn dụ chúng ta đi bằng con đường của nhiều hướng. Ở chương 1, ông kể về sự bức bách của “chàng” - người đã làm nên tội lỗi và luôn hối lỗi. Chàng luôn cảm thấy trên vai mình đè nặng trách nhiệm như con lạc đà cõng cát đi trên sa mạc: Hay chàng là ví dụ.. / Là ví dụ của lạc đà chất trên lưng không phải vàng bạc châu báu hay những túi nước ngọt mà là những bao tải cát để đi qua sa mạc cát. Chàng bi quan, tuyệt vọng đến không còn nhận ra mình, và tự vấn:Chàng là ai? Bóng tối không có câu trả lời, ban mai không có câu trả lời, chàng là ai?Chương hai, khi đã gửi gắm linh hồn, thể xác mình cho Chúa, chàng trở nên tự tin, sống dậy, muốn chạy đi đuổi bắt trên cánh đồng lộng lẫy thế gian. Chương ba, chàng đã thực sự đấu tranh, bảo tồn mạng sống. Cuộc đối thoại giữa: “Ta” và “mi” đã cho thấy, cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ Ta không muốn nhận bất cứ sự tha thứ nào của ngươi hay sự ngợi ca của ngươi. Ta phải đi con đường ta vô tận. … Món quà ta tặng mi đó chính là cái chết. Một cái chết tuyệt đẹp, một cái chết ngước lên cao với những câu thơ như bản thánh ca. Và cuối cùng khẳng định: Ta chính là ánh sáng trong mi, ta là sứ giả của Người trú ngụ trong thân xác mi để cứu rỗi mi và ban phước cho mi. Chương bốn, chương năm là lời tạ

ơn, khi chàng đã thực sự chiến thắng, bước ra ngoài ánh sáng. Cánh cửa bóng tối của sự lo sợ hãi hùng, tự ti, đã nhường chỗ cho niềm phấn khởi, hy vọng bước theo ánh sáng mà mình đã tự gieo trồng được trên Cây ánh sáng.

Nói như vậy, tuần tự như vậy để thấy rằng, kết cấu của bài thơ Cây ánh sáng

là một dạng thức của việc nhà thơ giữ lấy ý thơ mà triển khai cho toàn bộ bài thơ dài.

Giữ ý hay liên kết ý trong thơ văn xuôi là một việc làm tinh tế, mà không phải người sáng tạo nào cũng dễ dàng làm được và cũng không phải người đọc nào cũng dề dàng nhận thấy. Nó thuộc phạm trù của nghệ thuật, ở đấy, người tiếp nhận như phải đồng sáng tạo với tác giả thì mới nắm bắt được tâm ý của nhà thơ. Bên cạnh đó, thơ văn xuôi còn có chất trữ tình - tự sự giàu xúc cảm và tính nhân văn.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)