7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Thời gian quá khứ trong thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng thời gian theo cách riêng của mình. Nhiều bài thơ, tác giả lấy thời gian làm tựa đề cho bài thơ ( Bàn tay thời gian, Quyền phép của thời gian, Thời gian). Hoặc có lúc ông cắt đoạn thời gian quay về với tuổi hai mươi, tuổi ba mươi, lúc lại gợi nhớ bằng khoảng thời gian xa xăm, thời gian được cắt quãng khá xa của năm như triệu triệu năm, vọng từ xa xăm, thầm thì từ xa xăm, một phía thời gian, từng ấy năm (Nghe tiếng con chim cuốc, Tiếng cười, Những ngôi sao, Khúc VI, VII, X, - Mười một khúc cảm, Bài hát về cố hương).
Sau đây là một vài cách thức sử dụng thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Với cách sử dụng thời gian được ước giản, cắt xén và dồn nén, quay về quá khứ đến độ gấp khúc,tác giả tạo được âm trầm buồn, xa vắng và cô đơn trong thơ:
Trời ơi từng ấy năm/... Từng ấy năm và từng ấy năm/ Ta nằm trong đêm co quắp/ Ta là chiếc lưỡi câu bị bỏ quên đau khổ/ Chỉ đợi run lên trước đôi môi em (Mười một khúc cảm)
Cái tôi buồn bị bỏ quên trong từng ấy năm, như một lời thống thiết, trong thời gian quá khứ xa xăm ấy, nhà thơ tự cảm, tự nghiệm về mình, về cuộc đời, về những phận người mà ông đã thấy: Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy/ Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng / Chạy theo mẹ và lớn lên/ Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến/ Con trai lại vác cần câu và cơn biển ra khỏi nhà lặng lẽ. (Những người đàn bà gánh nước sông).
Thời gian nghệ thuật được nhà thơ nén chặt, nhắc cách quãng “năm năm, mười lăn năm” lướt qua đời người nhẹ tênh vờ như không cảm nhận được họ đã làm gì, nghĩ gì, chỉ thoáng chốc một đời người đã trôi, thế hệ khác đã lớn. Vòng xoay của đời người cũng là vòng xoay của quy luật thời gian, trong đó, con người có thể là những ánh sao xanh, hay là những phận người lam lũ cơ cực nơi trần thế, mà Nguyễn Quang Thiều trăn trở.