Thời gian đê m vùng ký ức cái tôi buồn

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Thời gian đê m vùng ký ức cái tôi buồn

Thời khắc bóng đêm (đêm, bóng tối), nó biểu tượng cho sự bất hạnh, trừng phạt, sa đọa và cái chết. Theo cách nhìn của phân tâm học thì thời gian đêm, bóng đêm gợi lên cảnh hỗn mang, hư vô, nỗi lo sợ, nỗi buồn, trạng thái vô thức và cái chết. Nhưng thời gian cũng tượng trưng cho sự thai nghén, nảy mầm, thích hợp cho việc thanh tẩy trí tuệ, vươn tới những khát vọng cao nhất đó là ánh sáng [46,tr.298]. Trong tuyển tập Châu thổ, thời gian đêm xuất hiện nhiều và luôn di chuyển “về phía bên kia” của ánh sáng. Tỉ lệ 288 lần/144 bài, bóng đêm xuất hiện, điều đó cho thấy thời gian đêm ngự trị trong tuyển tập. Bài viết Cấu trúc Châu thổ, Đào Duy Hiệp[36] cũng khảo sát bóng đêm rất cụ thể. Ở đó, người viết phân tích và phân định những dạng thức bóng đêm và tìm hiểu lý giải sự xuất hiện ấy. Trong phạm trù thời gian đêm, những đêm và đêm gần sáng luôn dịch chuyển vươn về nơi ánh sáng trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đó là sự vận động của quy luật thời gian trong quỹ đạo trời đất và cõi lòng con người từ tâm thức. Hay đó cũng chính là triết lý về thế giới nhân sinh: sự sống - cái chết thể hiện trong tác phẩm của ông.

Thời gian tâm tưởng cái tôi đi tìm người thân trong kí ức sâu thẳm. Nơi tuổi thơ gắn liền với dòng sông Đáy, với làng quê buồn nghèo và hồn hậu, nơi chứa đầy những huyền thoại, những nghi lễ, những tù túng và huyễn hoặc.

Với truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu đời, con người nơi đây nhân hòa, chăm chỉ, hướng thiện. Tuổi thơ của ông gắn liền với sông Đáy, với mẹ. Thời gian và cuộc đời thực vất vả của mẹ, đã được tác giả tái tạo vào trong tác phẩm. Trong đêm, sự kiện thời gian một ngày kết thúc, cũng là thời gian của cái tôi thổn thức được gắn với hình bóng người mẹ tần tảo vất vả. Ở đó có cái tôi buồn nhớ thương mẹ nhớ quê da diết: Tôi dụi vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm/ Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt/ Cơn mơ vang tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc/ Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn (Sông Đáy).

Nỗi nhớ quê thường trực làm tâm trạng nhà văn lúc nào cũng nghẹn ngào như người bị nấc. Quê và mẹ, sông Đáy và mẹ, là hai hình ảnh song song bổ túc, gắn liền, thường xuất hiện trong Châu thổ.

Người bà và những câu chuyện kỳ bí, dẫn dắt cơn mơ hoang dại cũng có ảnh hưởng đến Nguyễn Quang Thiều rất đáng kể. Người mẹ là người tinh tế, giàu lòng yêu thương từ lúc ông được sinh ra, mẹ đã đặt trước mặt ông ngọn đèn, dạy ông biết buồn, biết yêu và biết khóc thì người cha trong tâm thức Nguyễn Quang Thiều, trong quãng thời gian ký ức sâu đậm.

Thời gian, người cha đi ra biển thường vào lúc nửa đêm. Hình dáng người cha, ngồi hút thuốc lào, mái tóc trắng. Đó là nỗi chạnh lòng thương xót cha, mà chỉ có trong thời gian đêm, khoảng lặng tâm hồn như được trùng khít với bóng đêm, một thuở xa nào đó. Cảm giác như không gian đêm cùng với thời gian những đêm xa “đựng” cái tôi buồn, xa vắng, trống trải đến đơn côi. Bởi thời gian lúc bấy giờ nhanh như chớp mắt “tuổi hai mươi”, “bao năm sau” trở về đã “trắng tóc”. Đời người đã già, năm tháng thời gian là cột mốc neo đời người trên cao: Cha đã mang tuổi hai mươi lên đò không ngoảng lại/ Mẹ con đứng vùi chân trong cát/ Nước mắt buồn bay ướt một triền sông/ Bao năm sau cha trở về trắng tóc/ Đêm đêm ngồi hút thuốc lào/ Tiếng điếu rít lên muốn khoan thủng nỗi buồn/ Khoang vào phận con buốt nhức (Tiếng cười).

Dừng ở thời gian đêm, tĩnh lặng và cô đơn, cái tôi buồn đi tìm cha mẹ, tìm anh chị em, vợ và các con. Sức suy tưởng bắt nguồn từ vô thức cá nhân nhà thơ, vực dậy miền thời gian xưa cũ, thời của năm tháng tuổi trẻ, thời sum vầy của gia đình. Nhưng còn đâu, chỉ thấy trắng trời, người ngồi trên mây trắng, người đã lên đường với bầy ngựa nâu. Từ tâm thức, cội nguồn tổ tiên dòng họ, cội nguồn của sức suy cảm nặng trĩu trước bóng thời gian dày: Tôi đi tìmcha mẹ tôi/ Cha mẹ tôi phất chiếc quạt heo may/ Ngồi khoan thai trên chiếc xe mây trắng/ Một bánh mặt trời/ Một bánh mặt trăng/ nóng và lạnh/ đi về nơi gió ngủ/…Tôi đi tìm anh chị em tôi/ Tất cả lên đường với bầy ngựa nâu/… Tôi đi tìm vợ tôi/ Người đàn bà cài chiếc cúc đoan trang/ Tôi đi tìm các con tôi. (Con bống đen đẻ trứng)

Và cuối cùng, “tôi” đi tìm chính “tôi”, trong khoảng thời gian và không gian kí ức ,“tôi” nằm lại như một trầm tích cuộc đời để phát hiện ra rằng nó đã “hóa vỏ ốc mòn ngậm cát gọi u … oa”.

Cũng trong thời gian kí ức, ta nghe trong khoảng không trầm tích, tiếng thổn thức của đôi trai gái yêu nhau dưới sao trời trong đêm hoang sơ và băn khoăn của tuổi trẻ Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/ Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng (Những ngôi sao), lời hẹn thề thuở để chỏm vụt bay qua chỉ còn lại tiếc nuối (Một bài hát tình yêu của làng Chùa): Đêm đã trải tấm khăn của tình yêu xuống rồi/ Sao xanh/ Sao xanh/ Bay về đồng cỏ/ Nụ cười trinh trắng của em/ Nước

mắt trinh trắng của em

Đêm với không gian tâm tưởng, cái tôi buồn đi lạc vào vùng kí ức, Nguyễn Quang Thiều vực dậy những hình bóng người thân một cách tường tận. Không gian cá nhân và thời gian từ vùng kí ức ùa về đậm đặc chất thơ, chất ca dao, cổ tích, đã mang lại cho thơ ông nét riêng. Đó là sự duyên dáng mà thâm trầm, mạnh mẽ yêu thương mà lặng lẽ.

Nói như vậy để thấy rằng thời gian trong thơ Nguyễn Quang Thiều là thời gian luôn được ông cắt xén, xé lẻ, dồn nén để quay về quá khứ, vực dậy những trầm tích đã ngủ quên trong đáy rương ký ức, mà tự cảm, tự buồn tự khóc, tự chiêm nghiệm và đắng đót cho cuộc đời, con người.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 110)