Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 149)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều

Có phải vì điển tích Tháp Babel trong Kinh thánh mà mỗi dân tộc có một ngôn ngữ, và xem bản ngữ của dân tộc mình là đẹp nhất. Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội. Các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đều cho rằng: ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu, khẩu ngữ, võ đoán dùng trong các hoạt động giao tiếp của con người [35]. Ngôn ngữ là lời nói (langue), ngôn từ là chữ viết (langage verbal). Lời nói có trước, chữ viết có sau, chữ là cái bóng của lời. Đối với nhà thơ, việc dùng ngôn ngữ để sáng tạo là một nghệ thuật không bao giờ ngừng nghỉ. Ngôn ngữ được nâng cấp bằng phương tiện nghệ thuật trở thành ngôn ngữ thơ. Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh (Jacobson). Ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ lựa chọn và kết hợp. Ví như từ sự kết hợp của từ “mưa”, bản thân nó đã tự sản sinh ra bao nhiêu là nghĩa:

Nhớ mưa Thuận Thành / Long lanh mắt ướt/ Là mưa ái phi/ Tơ tằm óng nuột/ Hạt

mưa sành sứ/ Vỡ gạch Bát Tràng/ Hai mảnh đa mang (Mưa Thuận Thành - Hoàng

Cầm).

Thơ làm nảy sinh một “vũ trụ mới”, nên ngôn ngữ thơ có khả năng làm chấm dứt tính chất máy móc của ý thức (Chklovski). Nó là “con tắc kè hoa” thay đổi sắc thái và màu sắc tùy theo sự sắp xếp và tổ chức của nhà thơ (Tynianov). Nhưng dù thế nào thì ngôn ngữ trong thơ cũng chịu sự chi phối của thời đại, xã hội, sự kiểm nghiệm của thời gian và sự chấp nhận của độc giả. Nhiều nhà thơ quay về với ngôn ngữ chân quê, với điển tích Đông Tây, với những khuôn mẫu ước lệ, nhưng có nhiều người đi tìm sự sáng tạo trong ngôn ngữ, tạo ra những trường nghĩa mới cho thơ, tạo những mã (code)cho ngôn từ bằng cách lựa chọn và kết hợp từ tạo sinh ra nghĩa mới (Ba sáu bài thơ tình - Lê Đạt - Dương Tường, Ngựa biển, Người đi tìm mặt - Hoàng Hưng, Bóng chữ - Lê Đạt, Bến lạ - Đặng Đình Hưng).

Có thể nói họ là những thi sĩ muốn bứt phá khỏi hệ thi pháp lãng mạn, đưa thơ rẽ sang ngả tượng trưng và siêu thực. Họ đề cao cõi tâm linh vô thức và xem đó là một địa hạt bí ẩn cần khai thác của nghệ thuật. Bích Khê, nhóm “Xuân thu nhã tập”, muốn thử nghiệm những phương thức ám thị, khêu gợi qua những thủ pháp như tăng cường nhạc tính của ngôn từ (Bích Khê), hay tạo ra sự gián đoạn trong

hành ngôn thơ, nhờ đó mơ hồ hóa cái được biểu đạt (những thể nghiệm của nhóm Xuân thu nhã tập), thể hiện trường phái siêu thực. Sự logic của lí trí đã không còn giữ vai trò trong việc dẫn dắt kết cấu bài thơ mà nhường cho cái vô thức, do đó hình ảnh mang sắc thái kì dị, huyền ảo.

Nguyễn Trọng Tạo đôi khi lại đưa thơ về gần với ngôn ngữ đời thường

(Chát với người yêu), tếu táo (Tượng thằng cu đái), ngôn ngữ của mail, điện thoại

(Exit, Mây trắng). Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Quang Thiều đạt được tính lạ hóa, trường ngữ nghĩa được soi mở do tính chọn lựa kết hợp và hình thức siêu thực. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều có thể cảm theo những đặc trưng sau:

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)