Thời gian được tính bằng mùa, tháng trong tâm thức

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 108)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Thời gian được tính bằng mùa, tháng trong tâm thức

Để đo tính thời gian quay về trong kí ức, mùa (mùa hạ, mùa xuân, mùa đông, mùa thu), tháng (mười hai tháng trong Hồi tưởng) cũng là một cách thức thể hiện thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều (Bây giờ đang cuối mùa đông, Tháng Mười, Thời gian, Bức thư, Hồi tưởng).

Xa hơn nữa một mùa thu thắm đỏ/ Con rắn nâu bò qua vườn trên lớp lá vàng cong/ Xa hơn nữa… tôi khóc cùng mùa hạ/ Khi thấy có một tôi đâu đó quanh vườn (Thời gian).

Thời gian quá khứ lúc này, nhà thơ tưởng như một con ngựa bất kham,“lồng lên” hung tợn, “lồng lên” như chiếc roi, quất vào lương tâm, ký ức những ngọn roi đau nhói của thời gian: “Rồi thời gian lồng lên như chiếc roi của gió/ Em đi dọc mùa thu khâu từng chiếc lá vàng”(Bức thư).

Mùa hạ với đầy ánh sáng và hoa trên cánh đồng, thời gian làm phép quyền huyền bí để dấu những trái tim biết yêu: Và mùa hạ đổ về cơn lũ khổng lồ ánh sáng/ Những chiếc tổ tung lên trời ngàn vạn cánh chim/ Một bàn tay vô hình xoay khẽ

thời gian làm hai người biến mất/ Trên cánh đồng lấp lánh nước và hoa (Bàn tay của thời gian).

Ngược dòng quá khứ, về với tiềm thức, nhà thơ như muốn đi xa hơn nữa để giữ lại tất cả, trong bước vận hành của thời gian. Nơi có một mùa thu thắm đỏ, một mùa hạ đổ về, một con rắn nâu buồn và một tôi khóc cùng mùa hạ. Thời gian lúc này êm như một tấm màn nhung, đầy huyền thoại, nhẹ nhàng xoay, và tách vỏ, để lộ những mẩu kí ức đã chìm đắm từ thuở nhỏ, những mẩu tình vụng trên cánh đồng hoa.

Chế Lan Viên có thời gian quá khứ cùng với thành quách phế tích Chiêm Thành, với nỗi sầu vạn cổ (Xuân), Hoàng Cầm có thời gian của những ảo vọng, kiếm tìm vụt qua (Lá diêu bông, Cây tam cúc). Nguyễn Phan Quế Mai đếm thời gian từ một chiều, một mùa, mười ba năm trước, một hành trình bảng lảng và mong manh như muốn bay lên khỏi cuộc đời: Con đếm bước thời gian trên tường gạch cũ/ Những bước thời gian xô đổ phận người/ Những bước thời gian âm thầm và lặng lẽ/ … Bóng mẹ xòe ra che chở/ Mười ba năm và bao cuộc hành trình (Bước thời gian).

Nguyễn Quang Thiều có thời gian đêm và ánh sáng. Thời gian của mười hai “Hồi tưởng”. Mỗi tháng trong năm là mỗi thời gian tác giả hồi tưởng về con người, sự vật, sự kiện, ẩn ức. Tháng giêng nhớ về người đàn bà già hàng xóm góa chồng với con đường hoa tầm xuân trở về từ nghĩa địa: Trong chiếu chăn ẩm ướt/ Mơ con đường tràn hoa tầm xuân/ Chạy qua nghĩa đại/… Nhưng mùa xuân vẫn còn dấu giấu mặt/ Chỉ thả ra một cánh bướm thăm dò/… Người hàng xóm góa chồng/ Trở về từ nghĩa địa/ Cắm đầy hoa tầm xuân trong phòng ngủ nhà mình (Hồi tưởng)

Tháng hai, là tháng nhớ về người bà, với khoảng không gian sực nức mùi thuốc bắc, những ngón tay xanh tái của bà lần ở mép giường. Tháng ba là tháng nhớ về mẹ, người mẹ đau viêm đại tràng mãn tính. Tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy là thời gian nhớ về cánh đồng với những vạt hoa loa kèn nở trong đêm, những lùm cây rũ rượi trong đêm, những giấc mơ đêm của những gã thợ xẻ. Tháng tám nhớ về hương thơm quả thị, cây thị vàng rũ rượi và giấc mơ trẻ thơ. Tháng

chín, tháng mười, mười một, mười hai, là tháng nhớ về những gì đã qua (người mù, con người lạ quen), chiêm nghiệm về cuộc đời, con người: Đêm tháng Mười đi từ phía cánh đồng và biến mất trong những giấc ngủ người lớn tưởng không bao giờ tỉnh dậy (Hồi tưởng tháng Mười). Chưa hết, qua thời gian Hồi tưởng, tác giả bày biện thời gian trong Mười một khúc cảm, cũng là cách Nguyễn Quang Thiều dồn nén thời gian trong tâm tưởng ký ức thẳm sâu: Ta gặp mẹ ta năm người mười bảy/ Những răng lược gỗ mòn cắn ngập mái tóc người/ Ta gặp cha ta năm người hai mươi tuổi/ Dưới những nhát búa cùn/ Từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa(Khúc VI)

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 108)