Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.1.Cái tôi đa cảm luôn hướng về quê hương cội nguồn

Trên thi đàn, Nguyễn Quang Thiều là người sinh ra cho những cuộc cãi [41]. Nguyễn Quang Thiều vẫn mặc lòng, chững chạc khoác áo cánh buồm, đem theo những mẫu cổ trên hành trình thơ ông. Nguyễn Quang Thiều, đắm chìm trong cảm, nghiệm, để khóc và hát về sự sống, về cuộc đời, về con người. Tất cả đều dựa trên những tự cảm, tự nghiệm cùng những băn khoăn, suy tưởng của bản thân ông. Có thể thấy, đâu đó, bài ca cho những phận người rơi vào đáy biển (hay bài ca cho mình)? Kia, là trái tim khắc khoải vỡ tan theo nhịp sống uốn lưng của loài rắn? Kia nữa, một mẫu tự ngàn xưa, trù cú kéo dật anh về với tổ tiên, cờ phướn, cỏ may biền biệt trắng… Và kia nữa, nỗi cô đơn chìm sâu vào đáy huyền hồ, để rồi dự phóng cho Bên kia”những mông lung, những ánh sáng của niềm vui hạnh phúc nhỏ nhoi, mà đi tìm cái tôi trữ tình đượm buồn - một dư vị còn lại trên môi người, trong thơ ông.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được xác định dưới chủ thể lúc là “tôi” trong bài Sông Đáy, Ban Mai, Bầy chó của tôi…, lúc là “ta” trong các bài như Mười một khúc cảm, Xô-nát hoàng hôn biển, Dòng sông…, lúc lại là “con trong bài Dâng trà, Những con thuyền sông Đáy, Tiếng cười, … còn lại, cái tôi trữ tình được ẩn giấu trong các chủ thể như chúng ta, họ hoặc sự vật, con vật, hoặc không cần xưng danh, xưng họ, mà chỉ là những chủ thể rất chung. Cái tôi vẫn trầm mình vào, để đau đáu, để xẻ chia, để tạ ơn, để hối lỗi, để trăn trở, tiếc nuối và khát khao.

Đứng trên quan niệm thơ là chỗ dựa tinh thần - nơi con người trải lòng (cái tôi trữ tình) và cảm hứng là nền tảng để vun đắp, xây trát cho “tòa lâu đài” thơ ca nên hình nên vóc, thì Tuyển tập Châu thổ là món quà vô giá, là một chặng đường dài sáng tác, một quá trình in dấu nhiều biến động, một tổ khúc “sáu trong một

Nguyễn Quang Thiều tự tuyển chọn, là món quà ông dành tặng cho quê hương. Đứng trên phương diện khác, thì chữ “đa cảm” này có lẽ sẽ hiểu rằng Châu

thổlà mối dây tình cảm được bện chặt với nhiều mối dây cảm xúc khác, khác nữa mà thành. Bởi ở đó, “tòa lâu đài” tâm thức, được xuyên thấu bằng nhiều phương diện, góc cạnh, mà một lúc, hay nhiều lúc, một khoảng khắc hay một thời gian thật lâu, người ta mới thấy độ sâu của nó, độ rộng, tính phổ quát và nội hàm của nó. Vì thế cái tôi trữ tình cũng theo đó mà mang dáng vẻ vừa trầm tích, vừa hiện đại.

Chất phù sa trong Châu thổ

Tuyển tập Châu thổ Nguyễn Quang Thiều tự tuyển dành tặng cho quê hương - một vùng chiêm trũng với cánh đồng, với bãi bồi sông Đáy. Châu thổ, sau một chặng đường dài nỗ lực sáng tạo, đây là dịp, nhà thơ tự điểm duyệt lại nội sinh, nội lực của mình, cũng là cách - thông qua thế giới nghệ thuật - bộc lộ tâm ý của ông với cuộc sống, con người quê hương.

Bước vào Châu thổ, người đọc như đang bước vào một tòa lâu đài thiêng của tâm thức, ngược về cội nguồn, kề tựa đức tin, phóng chiếu cảm quan cá nhân vào những nỗi niềm, cùng khắc khoải về thực tại, dự cảm về tương lai, chia sẻ khát vọng tự do, hạnh phúc, nghĩa là đồng hành với cái tôi trữ tình trong Châu thổ.

Cũng trong cuộc đồng hành ấy, người đọc có lúc như lạc vào một mê cung cổ tích với những lóe sáng đột xuất của liên tưởng, những đứt gãy của mạch lạc, cũng như những bí ẩn của ngôn từ.

Tuy nhiên, đọc Châu thổmỗi người đọc đều có thể có những tri nhận thú vị, bất ngờ. Người ta có thể tìm thấy nơi đây mảnh gốm vàng cổ xưa vỡ ra lóng lánh chảy từ sự vận hành chuyển dịch của Châu thổ. Có người lại thấy như đang dõi theo cả một đoàn ngựa thồ đi qua màu xanh tàn phai của những cánh rừng, màu đất

bạc màu của những triền dốc. Có người lại thấy như đang nghe nhịp thở hổn hển của các tay đua, tiếng bước đi nhẫn nại của những chú lạc đà trên sa mạc cát. Dường như 144 bài thơ Châu thổ là một dòng lạc đà đang đua nhau nhẫn nại, đua nhau cõng thi ảnh đủ loại (xấu đẹp, gai góc, ghê rợn), cõng tâm linh đức tin, cõng xô bồ ngổn ngang, bất cập, cõng những đau khổ dằn xé, xót đắng lẫn niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, nhẹ nhàng và trong trẻo… Tất cả, cùng mải miết đi/về với ánh sáng vĩnh hằng, với cái Đẹp tôn tạo được vực dậy từ trầm tích văn hóa.

Có thể thấy Châu thổ là tên được rút ra từ một tập thơ của Nguyễn Quang Thiều. Đó là tập Nhịp điệu Châu thổ mới vào năm 1987, do Hội VHNT Hà Tây xuất bản, gồm 15 bài. Cả tập thơ là những âm hưởng đồng vọng từ con người, quê hương nơi đây. Là những người không tên dậy sớm để đi ra đồng (Những người dậy

sớm), là những người đi cầu tự cho tương lai của mình (Người cầu tự), là những người đàn bà mang thai… như những đám mây vất vả trôi (Mỗi sáng tôi mở cửa), là em, là chúng ta, là tôi, là màu đen một, màu đen, màu trắng, là những con vật, sự vật, đồ vật của làng, ngàn năm như nó vốn dĩ đã tồn tại. Nhưng riêng bài thơ Nhịp điệu Châu thổ mới gồm 7 chương dài, chiếm gần phân trọn tập thơ là có thể bao trùm được ý tưởng của tập. Bài thơ như một câu chuyện cổ tích, có hai nhân vật chính. Người Nông Dân Già và Cậu Bé. Trong khoảng không mênh mông và đầy bóng tối, với những sự vật như đất đai, ngũ cốc, bầy ngựa, cánh buồm, cờ phướn đuôi nheo, tiếng tù và, mùi rơm rạ, đất ẩm sự mốc meo và tàn lụi, thì Cậu Bé là người đi gieo hạt giống, gieo hạt mầm của sự sống, niềm khát vọng, trên mặt đất sẽ nở tràn hoa cỏ này.

Sáu tập thơ trong tuyển tập, trước mỗi tập đều có một câu nói truyền đời của người làng Chùa. Mỗi câu là một chân lí, là lời triết luận về đạo làm người, về cuộc đời, mà mỗi người con của làng Chùa, có lẽ nên ghi nhớ mới nên người. Bởi, rộng hơn chân trời là lòng người, thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người, là vậy. Lấy tập: Nhịp điệu Châu thổ mới làm tâm điểm để xoay một bán kính trong

vòng tâm thức của Nguyễn Quang Thiều, chúng ta có thể dám chắc một điều: Châu thổlà tiếng đồng vọng của quê hương xứ sở phù sa - là tiếng nói trữ tình của cái tôi

cá nhân đối với quê hương, con người, trước những chuyển biến của truyền thống tốt đẹp và những phá vỡ, đánh mất của tác giả.

Trong kí ức của Nguyễn Quang Thiều, quê hương ông với con đường ra đi và trở về từ hồ sen, tĩnh lặng và thiêng liêng đến thánh thiện:

Con đường/ Con đường/ Con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ/ Phăng phắc một lá sen già/ Đợi ta trên miền nước lặng/ Hỡi người hái hoa kiếp trước/ Kiếp này có hóa bình không(Dâng trà, tr.22)

Chỉ với hai chữ “kiếp trước” và “kiếp này”, nhà thơ đã sắm một con thuyền độc mộc chở thi nhân vượt miền nước lặng hồ sen, trầm mặc về với cội nguồn. “Người hái hoa” và người “hóa bình”, để đựng hoa phải chăng là cội rễ của sự hy sinh, của truyền thống kế thừa tiếp nối?...Hai khổ thơ tiếp theo là sự vỡ òa của cảm giác cội nguồn đó, và khổ cuối cùng được ngắt nhịp, lửng lơ cảm xúc, cội nguồn là một cái gì đó không bao giờ dứt trong cái tôi tự cảm của nhà thơ.

Sau bảy bài thơ đầu tuyển trong tập Ngôi nhà 17 tuổi, lời người Làng Chùa dạy được tác giả viết cho trang đầu của tập tiếp theo Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng (Châu thổ), thì cái tôi của tác giả luôn hướng tìm về với cội nguồn quê hương, con người nơi Làng Chùa càng rõ rệt: Ta đi về cửa ngõ của chiều/ Ta đi về thuở ta chưa cắt rốn/Ta đi về thuở ta còn sóng sánh(Mười một khúc cảm)

Hiển hiện một quê hương nghèo, rơm rạ, quẩn quanh với những công việc thuần nông buồn, với cảnh vật, cái cây ngọn cỏ nhưng đọng lại trong tác giả bao nhiêu dấu ấn. Cái tôi tự cảm từ kí ức tuổi thơ về quê hương đối với ông, từ những điều nhỏ nhất. Đó là tiếng chó khuya sủa chớp phía chân trời, đó là tiếng con cuốc kêu ngoài vườn, từ bờ treTa đi về đường quê cỏ nát/ Ngực ta gầy rạc mãi tiếng quê hương (Bầy chó của tôi), là những ngày mưa bão Những con thuyền sông Đáy

không rời bến. Tiếng vọng quê hương là thứ sóng âm vô hình. Nó ăn nhập vào ngực vào tim vào tóc, vào áo, vào mắt, vào tai. Từ trong tâm thức, cậu bé Thiều đã ý thức đâu là quê hương, cái gì đã níu giữ mỗi bước chân mình, để mình suốt đời nhớ thương, hết lòng vì quê Chiều nay con ngồi ho bên cửa/ Bao sợi mưa đứt hết cuối

trời/ Con chờ đợi nỗi niềm già như cát/ Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông (Những con thuyền sông Đáy). Cái tôi Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông đã trở thành hình tượng đẹp, miêu tả, kí thác được, nói hộ được tình cảm tác giả dành cho quê hương, sông Đáy. Cái tôiđối với con Sông Đuống của Hoàng Cầm đẹp và nên thơ Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh/ nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì, thì cái tôi, nơi con sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều là của kỉ niệm tuổi thơ. Nơi mà có lần ông đã cùng anh chèo thuyền vượt ra gió bão của mùa nước lên để cứu cái tổ của con chim chìa vôi, nơi mà cứ mỗi lần nhìn thấy, ông lại mường tượng: Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả/ Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm (Sông Đáy).

Cái tôi tự cảm về quê hương sâu nặng, nơi mà ông luôn tự hào, luôn là tiếng hát ru cội nguồn: Tôi hát bài hát về cố hương tôi/ Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó

để rồi tự nguyện suốt đời, suốt kiếp làm một con chó nhỏ/ Để canh giữ nỗi buồn/ Báu vật cố hương tôi. Đến cách thể hiện cái tôi luôn hướng về cội nguồn của tác giả rất riêng biệt không giống ai. Ông dám nói thẳng nói thật, gọi ngay đích danh sự vật, và tự hóa thân mình, nói không sợ ngôn ngữ xù xì, thô ráp.Và còn nhiều nữa, những thô ráp, những gai góc ngập ghềnh, trúc trắc nữa khi chúng ta đi tìm hiểu thơ ông. Cũng như trong thơ Mai Văn Phấn xuất hiện hình ảnh con chó sủa trăng, để cho không gian tan loãng một cảm giác buồn: Con chó đá đầu làng vẫn sủa những con trăng/Có tiếng gọi nghe buồn như củi ướt (Tiếng gọi từ những cánh đồng).

Thơ Mai Văn Phấn ngọt ngào, đượm thấm hồn quê, cái tôi trong thơ ông dường như cụ thể, rõ ràng mà cũng dường như không phải thế, với từng mảnh vườn (là cụ thể), với từng cơn úa vàng (thì không cụ thể chút nào). Mà ở đó, nó làm cho ta cảm được cái tôi buồn, cái tôi nhớ quê, gắn bó với quê đến độ sâu thẳm, để lúc nào cũng cảm giác mình khi xa quê như con thú bị thương, như con cá lơ ngơ ở đồng lạ: Ta về đổ bóng xuống vườn/ Cho xanh tươi lại từng cơn úa vàng (Tập Bầu trời không mái che)

Thơ Mai Văn Phấn có nhiều “khoảng xanh”, nhiều khoảng trời, nhiều lối du ca trên đồng ruộng và cái tôi trữ tình buồn cũng mang nét đẹp của sự thênh thênh, ung dung tự tại, ít nhàu nhò, dằn xé như cái tôi của Nguyễn Quang Thiều. Nếu cảm được cái tôi trữ tình của Mai Văn Phấn ở trên trời, lang thang với mây gió, chim muông, thì sẽ cảm được cái tôi của Nguyễn Quang Thiều. Nó như những đợt mưa sương (có khi là sương muối), lặn sâu vào lòng đất, thấm đẫm vào cây cỏ, hòa tan vào vạn vật, khó tìm thấy và cũng khó định hình, đâu là sương đâu là nước, đâu là dưỡng chất, đâu là tạp chất…

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 32)