Nguyễn Quang Thiều đi từ những thể thơ truyền thống

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 128)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Nguyễn Quang Thiều đi từ những thể thơ truyền thống

Để nói rằng, Nguyễn Duy chung tình với thể thơ lục bát truyền thống, Nguyễn Trọng Tạo đem con chữ và thể thơ lục bát sáng tạo thành những âm vang thâm trầm của cõi lòng thì với Nguyễn Quang Thiều thể lục bát không phải là cái duyên. Ông viết thể lục bát không nhiều, ngay bài thơ đầu tay “Chiều mưacủa ông cũng là thể thơ năm từ chứ không phải là thể lục bát. Trong tuyển tập Châu thổ, có hai bài viết với thể lục bát (110,tr.23-24). “Con đường”(Lễ tạ), dòng 6 tiếng được

nhà thơ ngắt ra làm 3 dòng, lơ lửng, diễn tả cảm xúc lửng lơ của người tìm về với cội rễ. Có 12 bài viết theo thể thơ 7, 8 từ, và 9 bài viết theo thể thơ văn xuôi, còn lại 114 bài viết theo thể tự do. Thơ tự do và thơ văn xuôi vẫn là điểm mạnh của Nguyễn Quang Thiều chiếm tỉ lệ 95.2% trong Châu thổ.

Có thể thấy, nếu Nguyễn Quang Thiều vẫn giữ cách viết theo thể lục bát truyền thống (Lễ tạ, Dâng trà), thể thơ năm chữ mang sắc thái đồng dao (Có một con mèo hoang) hay ông tiếp tục giữ chất trữ tình ngọt ngào của thơ thời kỳ sau hậu chiến (Đêm sân ga, Trong chiều nghĩa trang) thì sẽ thế nào? Điều này, cũng được Nguyễn Đăng Điệp làm một phép loại suy, cuối cùng nhà phê bình khẳng định “Ngôi nhà mười bảy tuổi” (Nxb Thanh niên, 1990)một chạm ngõ thi ca của Thiều ở tuổi thơ ngây. Đó là một tiếng hát trong trẻo nhưng bị lẫn giọng… [19,tr.09]. Bài thơ “Lạc nhịp” được viết với thể lục bát, song đó là một tuyên ngôn đầy khẩu khí: Thế mà tôi lạc nhịp đi ra/ Cánh chim mỏng ngược về nơi chớp giật/ Và ngọn gió đón tôi vào đội ngũ/ Một nửa tôi hóa bão cuối chân trời. (Lạc nhịp- Ngôi nhà mười bảy tuổi)cho thấy Nguyễn Quang Thiều ấp ủ sự đổi mới từ những bước đi truyền thống.

Có thể kể một ít bài theo thể lục bát, thơ tám chữ, năm chữ ở tập đầu tay, còn lại các thể thơ này, về sau, đều bị biến thể hóa. Biến thể trong cách tăng dần hoặc giảm đi số lượng chữ trong câu thơ. Điều đó, nó tạo nên tiền đề cho sự phá vỡi lối thơ truyền thống, mở đường cho một lối đi mới. Lối đi tự do.

Thơ tự do khi chưa tuyển và khi tuyển vào tuyển tập Châu thổ tỉ lệ 91.2 với 90.2% sắp sỉ 1/1 và chiếm 2/3 tác phẩm. Cho thấy, thơ tự do là điểm mạnh của ông. Điều này thể hiện sự tự do hóa hình thức thơ, tác giả muốn giải phóng cho thơ những ràng buộc, những niêm luật vốn gò bó của thơ, và thâm nhập vào địa hạt của thơ văn xuôi để bùng phát tư duy.

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 128)