Thế giới “Bên này” của những cơn mơ hoang dại

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Thế giới “Bên này” của những cơn mơ hoang dại

Thế giới của con người, hiện thực ngổn ngang, sự sống và cái chết

Còn giữ cho mình chút lửa của ngọn đèn hạt đỗ, giữ cho mình đứng vững giữa manh nha nhập nhằng bóng tối và ánh sáng, giữa hiện tại ngổn ngang và khát khao, Nguyễn Quang Thiều như một con lạc đà cõng thơ đi trên sa mạc, vẫn đứng “Bên này” của bóng tối để nhìn nhận, bám víu vào trầm tích của tâm thức, để cất giọng của kẻ tìm về. Làng Chùa, mẫu gốc văn hóa Việt, và những con người nơi đây. Bám víu vào Làng, vào những gương mặt, những con người không lai lịch, tên họ, Nguyễn Quang Thiều đặt họ vào cơn mơ, khi nhớ, khi nghĩ về họ, để viết. Trầm tích từ thẳm sâu, cuồn cuộn đổ về, ùa vào thơ ông chật cứng, chen chúc những thi ảnh, những hiện vật, sự việc, con vật, cái cây ngọn cỏ. Trái tim đau đáu, vật vã với cơn mơ hoang dại ở “Bên này” bóng tối mà có lần ông đã thổ lộ rằng: Việc đó, ông đã nhìn thấy bằng con mắt thứ ba: Nguyễn Quang Thiều đã kể lại câu chuyện xảy ra với anh hồi thơ ấu: Có đến ba năm liền cậu bé Thiều mắc bệnh mộng du. Nhiều lần cậu bé đi xuyên qua khu vườn hoang cây cối mọc rậm rì trong làng mà không lần nào đâm vào một bụi cây gai hay va vào một thân cây, mặc dù khi ấy mắt cậu bé nhắm nghiền. Và Nguyễn Quang Thiều đã tìm cách lý giải điều này: “Cho dù khi mộng du, đôi mắt tôi nhắm nghiền thì chắc chắn có một đôi mắt khác mở to và dọi thẳng về phía trước con đường mà những bước chân tôi sẽ tới. Đôi mắt đó có thể là của ký ức. Bởi trước đó, khi thức, tôi đã biết bao lần trên lối đi đó và toàn bộ cảnh vật trên lối đi đó đã được ký ức hóa trong tôi. [49,tr.164].

Bằng “con mắt thứ ba”, con mắt của ký ức và trí tưởng tượng, Nguyễn Quang Thiều với bao nhiêu lần minh định ở “Bên này” của cánh đồng, “Bên này” của dòng sông,“Bên này” của cuộc sống, vẫn còn đấy, ngồn ngộn hiện thực.

Thi giới những phận người đầy ắp trong thơ anh. Nó như một bức tranh họa, độ quét sáng của đường cọ lia đến đâu, độ chùng màu đến đâu, đậm sắc, nhạt màu đến đâu, đều có thể thấy họ hiện lên. Lúc đáng yêu, với gương mặt đẹp dù phải che phủ (Cái đẹp), lúc rạng rỡ huyền nhiệm với thân hình trắng trong, tinh khiết (Một bài hát tình yêu làng Chùa), lúc lại nhàu nhò, lam lũ (Câu hỏi cuối ngày, Những

người đàn bà gánh nước sông). Những phận người rơi vào đáy biển không trở về, những số phận đắng cay, bệnh tật bất trắc “họa vô đơn chí”(Giọng của H), những mưu toan giả dối lọc lừa từ những gương mặt vô cảm (Thư gửi những ma-nơ-canh trong một hiệu áo cưới ở Hà Đông). Phận người phụ nữ được ông đặt nặng tâm tư của mình nhất. Ông suy tư trăn trở về họ, đồng cảm thương xót về họ. Trong cái nhìn nghệ thuật của ông, họ đẹp trong sự lam lũ, đẹp trong sự bươn chải lo toan mưu sinh:

Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái/ Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy/ Những người đàn bà xuống gánh nước sông/ Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt/ Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi /Bàn tay kia bấu vào mây trắng

[110].

Họ hiện lên bằng ký ức, trầm tích trong lòng tác giả. Sự việc xoay vần, đời người vần xoay con tạo, lặp đi và lặp lại vẫn hình ảnh ấy, vẫn công việc ấy, vẫn trách nhiệm ấy, vẫn số phận ấy, vẫn bến sông ấy. Vậy mà bao đời qua, những người đàn bà làng Chùa quê ông, họ vẫn quẩn quanh, tù túng, trì trệ với phận nghèo:

Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng/ Chạy theo mẹ và lớn lên/ Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến/ Con trai lại vác cần câu và

cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ (Những người đàn bà gánh nước sông).

Cuộc sống hiện thực của họ còn khắc nghiệt hơn nhiều, khi cơ chế công nghiệp hóa thay đổi. Đời sống đô thị len lỏi vào từng ngóc ngách của làng. Bê tông hóa những ngôi nhà, đồng xanh bị mất dần đất. Nhịp sống trù phú yên bình của làng dần biến chuyển, để trong tâm trạng ông sự ngổn ngang những dự cảm:

Trong cơn mơ đói và buồn/ Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua/ Như dao sắc phất vào tôi ứa máu/ Tôi nấc lên câu hỏi như người sặc khói (Câu hỏi

cuối ngày).

Ông cảm nhận được cả mùi vị của cánh đồng khi bị hủy hoại:

Ngôn ngữ cấy trồng, gặt hái rụng xuống những/ chiếc lông xơ/ Chiếc áo cần cù xé ra băng vết thương mùa màng hổ thẹn/…Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ/ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu/ Lúc đó phía làng, những ngôi nhà dựng lên bằng chứng của sự thất bại (Hòa âm những đa bào).

Cuộc sống làm họ nghẹt thở, trốn chạy. Trốn chạy vào đâu, khi xung quanh họ, môi trường, không khí, đất đai, chính họ, thay đổi. Bằng những liên từ, kéo lê các sự việc, dài ngoằng như không thể dứt, Nguyễn Quang Thiều như muốn thổ lộ hết những bức bách, nặng lo toan của mình với đời sống thực tại:

Họ chạy trong thành phố: những ngõ sâu hốc hác, những lề đường ê chề, những công viên mắc bệnh…/ Thành phố không chốn an toàn cho họ giấu đủ một ngón tay/ Ngoài kia, những cánh đồng đắng cay vì bệnh tật kéo dài. Hoàng hôn xấu xí./ Ngũ cốc đang gập mình bởi cơn hóa chất sắc mùi / Họ chạy trốn không nguyền rủa, không tuyên bố, không hoảng hốt, chỉ đau đớn, chỉ có chuẩn bị./ Chạy trốn những khách sạn cửa đóng mở không lý do, không ký ức và không thổn thức/ Chạy

trốn Sê-lu-sen, chạy trốn A-na-gin, chạy trốn ….(Lời cầu nguyện).

Câu thơ trương nở. Dường như đối với ông bấy giờ, thế vẫn còn chưa kể hết sự thay đổi, mà hiện thực cuộc đời này đã có. Sự tấn công của thuốc, hóa chất, của lụt lội tàn hủy môi trường, sự xâm lấn của đời sống đô thị đang còn chân ướt chân ráo, đã làm ông bồn chồn, lo âu. Chứng kiến và chiêm nghiệm, cái chết và sự sống, một đời người có chăng? Khi chưa kịp trở tay đã ra đi, chưa kịp sống đã ra đi. Tâm thức vô thức trong ông lại càng cồn cào, càng muốn gào thét. Đố ai tìm thấy tôi ở đây” là một bài thơ nói đến một cái chết nhẹ nhàng như đi vào giấc ngủ của Hạnh Nguyên nhưng cũng là nỗi đau tím lặng:

Chiếc xe, đóa hoa biếc/ Cậu bé không nhận ra/ Những bông hoa Cát đằng trôi trong buổi trưa/ Theo một hơi thở dịu dàng nhất thế gian/ Và đôi mắt đẹp hơn hồ nước trên núi cao.( Châu thổ)

Một cái chết ráo riết nhanh như tên bay vẫn xảy ra trong cuộc đời này, tàn nhẫn và lãnh cảm: “Và vẫn nhìn thấy/ Nơi ngã tư một chiếc xe tải/ Cán nát một cô gái”(Nhật ký ghi dưới gốc cây gần quảng trường).

Cái chết và sự sống không có điểm mốc, trong cơn mơ hoang dại, đôi lúc, tác giả mường tượng nó - sự sống và cái chết hoán đổi nhau, nhập hòa vào nhau, chen lấn nhau để phô diễn. Qua cái sự phô diễn ấy, là tâm ý của nhà thơ. Ông bày biện ra điều đó để làm gì, ngoài sự nhiễu nhại cuộc sống, dự báo, cồn cào, đến gào hú:

Những người chết đi lại lũ lượt ngó nhìn mọi nơi/ Họ ăn uống, tắm rửa, trò chuyện, cười khóc…/ Họ tiếp tục sống một đời sống bị đột ngột cắt đứt/ Họ tiếp tục mơ những giấc mơ bị tan biến giữa chừng/ Và những bóng ma trà trộn trong họ gấp gáp thực hiện/ Những mưu mô của chúng, những tội lỗi của chúng/ Bởi thế đời sống trong đêm của chúng vốn ngọt ngào và êm ái/ Lại chứa đầy những tiếng thét, những chuyện đau buồn và bất trắc/ Những người chết trở về mượn thân xác chúng ta/ Mượn giọng nói của chúng ta (Đoản ca về buổi tối)

Những người đàn bà không tên không họ, lam lũ, quẩn quanh cực nhọc trong thơ, những hiện thực từ cuộc đời, những cái chết bất ngờ đầy bất trắc, những cuộc chạy trốn miên man sự bất cập. Nguyễn Quang Thiều - người luôn nghĩ mình phải và sẽ làm gì cho làng. Ông đã từng mơ ước xây trong làng trường học, hồ bơi, thư viện cho trẻ em trong làng, dành phần học bổng ít ỏi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm được thì đã làm nhưng khát vọng đền đáp, luôn cháy bỏng trong ông. Khát vọng ấy càng lớn bao nhiêu, thì tình yêu quê hương con người càng tràn trề trong ông bấy nhiêu.

Tình yêu và Thế giới phồn thực

Trong suốt tuyển tập, 144 bài với nhiều thể loại, thơ tự do, thơ văn xuôi là chủ yếu. Với nhiều đề tài, quê hương, con người, thiên nhiên, kỷ niệm, ký ức, thế sự, cuộc đời. Đề tài tình yêu đôi lứa không phải là điểm khai thác mạnh trong thơ ông. Tuy nhiên, 25bài/144 bài viết về tình yêu xen lẫn yếu tố phồn thực, cũng là điều đáng nói. Có hai sắc màu mang hai nét nghĩa phồn thực trong thơ ông. Đó là nét đẹp tình yêu đôi lứa tinh khiết, đằm thắm thuở ban đầu “chưa giới tính” và nét đẹp trần trụi phồn thực của con người.

Bên cạnh thế giới phồn thực của con người, Nguyễn Quang Thiều chú ý đặc tả đến thế giới sinh linh của con vật, cây cỏ. Đấy là những cái cây biết sinh hạ những chiếc lá (Bàn tay của thời gian); là chuyến vận hành mang theo ổ trứng

(Dưới trăng và một bậc cửa); là chùm trứng sao, lợn nái đẻ (Hòa âm những đa bào); là những cánh đồng thiêm thiếp sau đêm sinh nở, là những đám mây mang thai (Bình minh đang lên)… Tất cả thế giới trong thơ ông như cứ rục rịch để vận hành để sinh tồn bằng con đường phồn thực.

Tình yêu ở tập Ngôi nhà 17 tuổi và tập Sự mất ngủ của lửa, với ba bài (Bây giờ đang cuối mùa đông, Một bài hát tình yêu làng Chùa, và bài Những ngôi sao),

chúng ta cảm nhận tình yêu đôi lứa ở hai tập thơ này, tinh khiết, trong sáng và nhẹ nhàng. Âm hưởng từ bài thơ đem đến cho người đọc như những lời đồng dao, tha thiết nồng nàn:

Chàng ơi/ Đêm đã trải tấm khăn của tình yêu xuống rồi/ Sao xanh/ Sao xanh/ Bay về đồng cỏ/ Nụ cười trinh trắng của em/ Nước mắt trinh trắng của em/ Em đi đôi hài thơm tết bằng cỏ/ Em buộc mái tóc dài của mình bằng cỏ/ Em đi tìm chàng/. .. Sao xanh/ Sao xanh…(Một bài hát tình yêu làng Chùa).

Trinh trắng và thánh thiện như thoát thai từ ca dao đồng vọng, bài thơ với những chấm sao xanh xa vời, tình yêu cũng xa vời, sáng trong như thể. “Tôi” nhận ra rằng đã bao mùa đông qua, làng cũng đã có bao cô gái đi lấy chồng. Còn lại mìnhtôi” bên bến sông này với mùa đông lạnh buốt. Qua 30 tuổi, bài thơ “Những ngôi sao”, là một vẻ đẹp của trái tim biết thổn thức lo toan đầy trách nhiệm. Tình

yêu và trách nhiệm với tương lai, gắn kết. Khi, cũng hai con người, cũng với sao trời, cũng đêm, cũng những yêu thương, nhưng đầy dự cảm pha lẫn nét buồn của kẻ chọn đường:

Đêm nay là đêm thứ bao nhiêu rồi ta chẳng còn biết nữa/ Ta ôm nhau ngồi thở trước sao trời/ Những ngôi sao tuyệt vời nhưng anh không tới được/ Chẳng bao giờ anh hái được cho em/…Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/ Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng (Những ngôi sao)

Tình yêu là cung bậc. Tình yêu càng sâu nặng càng ít lời, càng thẳm sâu càng cách biệt. Ký ức và kỷ niệm, thời gian và chứng tích. Lời hối lỗi muộn màng, một cung bậc cảm xúc được bật mở, quay quắt và đau xót:

Trời ơi từng ấy năm/...Từng ấy năm và từng ấy năm/ Ta nằm trong đêm co quắp/ Ta là chiếc lưỡi câu bị bỏ quên đau khổ/ Chỉ đợi run lên trước đôi môi

em(Khúc VII,tr.56).

Tự nhận mình là chiếc câu bị bỏ quên, nằm trong đêm co quắp, Nguyễn Quang Thiềunhận hết lỗi, nhận hết trách hờn về mình. Cảm giác ân hận, hối lỗi, nợ nần tình cảm người khác, cũng bắt gặp trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Một người chủ đích lãng du, buồn thăm thẳm với cái trái tim bị đánh cắp, và mãi mãi đi tìm một nửa:

Tôi còn mắc nợ áo dài/ Một làn gió trắng một bài thơ hay/ Tôi còn mắc nợ mi mày/ Tôi còn mắc nợ giai nhân một đời.(Tôi còn mắc nợ áo dài) [92].

Những tập sau này, nét nghĩa tình yêu từng trải được xen lẫn yếu tố phồn thực (Những ví dụ, Hai con Hải cẩu, Cánh buồm, Đêm gần sáng, Sám hối, Dòng

sông, Bản khai sinh lần 2, Bức thư, Chuyển dịch màu đen)…được tác giả triển khai vào Châu thổ.Điểm phồn thực mà ông chú ý đưa vào trong thơ như bầu vú, tóc, da thịt, thân thể, môi hôn, mang thai, sinh nở…Nhưng bầu vú, tóc và người đàn bàn mang thai, yếu tố sinh nở được nhắc nhiều hơn cả.

Theo như sách “Biểu tượng văn hóa thế giới” thì ngực (Bầu vú), là biểu tượng của sự che chở, tình mẫu tử, sự dịu dàng, an bình và là nơi trông cậy [46].

Tóc được xem là nơi trú ngụ của linh hồn, sức mạnh của tinh thần. Nguyễn Quang Thiều đắm đuối những hình thể mang tính mẫu. Theo như phân tâm học [116; tr.113-186] và [117; tr.293-294], thì khi con người được sinh ra đều khát khao tình cảm với người mẹ. Thời gian mẹ mang thai, đứa trẻ nằm trong bụng, trong vũng nước ối êm ái và ấm áp, khi bị tách rời khỏi tử cung, nhiều đứa trẻ đã chưa tích nghi được môi trường bên ngoài, nên đã khóc dạ đề, một lối bất mãn với thực tại mới. Khi cuống nhau làm nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng cho đứa trẻ bị cắt đứt, đứa trẻ phải tự tiếp nhận, tự làm việc để tìm kiếm thức ăn dinh dưỡng cho cơ thể. Việc đó giống như đứa trẻ đã bị quẳng vào môi trường cuộc đời, phải tự lớn tự ý thức gìn giữ bản thân, duy trì sự sống. Chính vì thế, mỗi lúc đau khổ, gặp bất trắc trên cuộc đời, người đầu tiên và điểm mấu chốt đầu tiên để đứa trẻ dựa dẫm và tìm kiếm sự an lành nhất đó là trở về một cách vô thức trong vũng nước ối, trong bầu vú, con người mẹ. Có lẽ với việc đắm đuối vào những hình thể ấy, Nguyễn Quang Thiều cảm giác như được giải tỏa, như được vỗ về, từ trong sâu thẳm của sự thống khổ. Ông nhận về mình nỗi tiếc nuối, day dứt với tình yêu:

Trong tiếng thở dài như dòng sông cạn/ Trong tiếng ho như con đường xóc/ Tôi đi tìm em/ Em nằm nghiêng trong đêm/ Như con thuyền cô đơn nép mình bên

bến cát/ Tôi cởi áo mình ra căng một cánh buồn(Cánh buồn).

Yếu tố nhục dục được nhắc đến trong thơ ông, như một thắc mắc thống thiết cần được giải:

Những người đàn bà góa bụa nhặt nhạnh những gì tôi bỏ lại/ Vạch áo xem

trộm vú mình trong góc bếp đầy rơm. (Trong tiếng súng bắn tỉa).

Nó lớn lên trên tuyết và nẩy hai bầu vú. Hai bầu vú lấp lánh như hai cây kim bọc trong vải tối màu.(Chuyến dịch màu đen).

Da thịt nàng, hơi thở nàng tỏa hương trinh bạch/ Bởi nàng đã sinh ra, đã lớn lên, ngực mọc hai hạt ngọc/ Hai hạt ngọc nở ra hai bầu vú của nàng/ Bởi nàng đã bước đi, đã chạy, nàng đã bơi trong sông bể gió và nước chảy xiết hai bên thân thể nàng tạo thành những đường cong./ Và nàng đã đắm mê tóc nàng, vú nàng và những bí mật của đàn bà/ Nàng đã đến và lộ ra trước mắt ta (Hoa hồng).

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)