Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 47)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.3.Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống

Trăn trở suy tư, cảm nhận để rồi chiêm nghiệm cuộc sống được những gì từ chính bản thân mỗi con người đang dần tự đánh mất. Đa phần, ở khía cạnh này, cái tôi thường là chủ thể được ẩn giấu, không tường minh để nói lên được một triết luận, một sự thật đau lòng, một nguy cơ đang bị đánh mất; là khoảnh khắc của bóng

đêm, của ngọn đèn dầu hạt đỗ, của cơn bão oi nồng, của cái dốc làng với cửa ngõ nhà hun hút lá, với tiếng chó khuya sủa chớp cuối chân trời.Giữa hình ảnh bầy chó ốm đau bẩn thỉu, mà có người đã cho rằng với những từ ngữ đời thường như vậy, hình ảnh gớm ghiếc như vậy làm sao có thể chấp nhận trong thơ thì ở Nguyễn Quang Thiều, hình ảnh ấy lại là tâm điểm làm sáng tư duy cái tôi trữ tình của thơ. Mượn tiếng chó sủa, tác giả đặt một câu hỏi xoắn ốc, để đưa ra bao nhiêu là lý giải. Để cuối cùng kết thúc, tiếng chó “sủa vào tôi”. Sủa vào chính chủ nhân của mình, hay chính chúng ta đã tự đánh mất mình, đánh mất những gì thuộc về chúng ta? Đó là trăn trở của ai ngoài tác giả? Nguyễn Miên Nhiên, một nhà thơ trẻ với tập Đêm dịu dàng thế kia, và gió, cũng đã gửi gắm trăn trở lo lắng về con người xã hội trong thơ bằng cái tôi đầy tâm sự. Ở đó bảng lảng âm hưởng cuộc sống đa diện, nhiều chiều, với nhiều lát cắt từ kí ức, tư duy nhòa lẫn trong cái xô bồ, phức tạp, trần trụi của thế giới thiên nhiên và con người. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo liêu trai với cái tôi trữ tình lãng du với tình yêu bao nhiêu thì đôi lúc cái tôi cũng giật mình trở trăn, chiêm nghiệm từ thời cuộc. Đó là giọt lệ khóc rừng, là mẹ thời @, là tích tuồng

trong quán Lý Thông,loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng

Cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống thế sự và cuộc đời này của nhà thơ Thanh Thảo, (Mười năm cõng thơ leo núi, tr.63) khi bước ra từ cuộc chiến, nhà thơ nói rằng thơ là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi hơn cả đời người , của nhiều đời người.

Khi người lính Thanh Thảo trở về sau cuộc chiến, ông luôn trăn trở, dằn vặt vì nhận ra sự đổ vỡ trong cái nhìn, sự xâm lấn từ cuộc sống thực dụng vật chất, đã kéo con người dần xa với giá trị đạo đức Tôi xoay những ô vuông. Con người là người không, khi không biết ân hận? Có những kẻ sống và bình thản quên ngay mỗi hành động của mình như người ta xóa sạch một băng từ (Khối vuông rubích).

Những đổ vỡ, những chua xót khi chứng kiến sự va đập đổi thay của chân giá trị đời sống, và nhà thơ đã thấm thía bài học cuộc đời:

Anh đừng trách sao mùa đông khắc nghiệt/ Khi cúc vàng lặng lẽ đơm hoa/ Đừng nghĩ nước chảy xuôi là buông trôi tất cả/ Mỗi dòng sông đã vật vã đến bạc đầu(Bùng nổ mùa xuân).

Cái tôi khắc nghiệt nhận ra, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người, thế sự. Có được ngày hôm nay, là tất cả của quá khứ. Để ra đến biển khơi, mỗi dòng sông cũng phải trải mình, cuộn sóng quanh co vượt bao thác ghềnh mới về với biển cả. Phải chăng cái tôi chiêm nghiệm, cái tôi suy tư về cuộc đời thế sự để thốt lên bằng hình ảnhMỗi dòng sông đã vật vã đến bạc đầu”?

Nhưng dẫu sao, cái tôi thắc thỏm lo âu, cái tôi bận lòng vì cuộc đời con người, vì xã hội của nhà thơ Thanh Thảo vẫn khác với cái tôibận lòng, dằn xé của Nguyễn Quang Thiều. Lời thơ, hình ảnh, ý tứ của Thanh Thảo nhẹ nhàng bao nhiêu thì hình ảnh, câu từ, cấu tứ thể hiện của Nguyễn Quang Thiều rắm rối, ghê rợn, gấp gáp, u uẩn, nặng nề bấy nhiêu. Thay vì, hàm ngôn, ý tưởng toát lên từ câu thơ, hình tượng thơ thì Nguyễn Quang Thiều nói thẳng, nêu thẳng vào sự vật, sự việc, đối tượng, chủ thể đó, như bài Bức thư đề ngày 23 tháng 12, 0h17 phút, Giọng của H, Những chữ của buổi trưa ngày 29/08…để thấy cuộc sống, hiện thực xung quanh ta đang từng giờ, từng phút thay đổi một cách khốc liệt. Tưởng chừng như ông lạnh lùng bàng quan trước hiện trạng bằng giọng điệu vô tình, nhưng đằng sau giọng lạnh lùng là một cái tôi xót xa:

Giọng của H: em ung thư vú/ Giọng của H: mai se rời khỏi căn phòng này (Giọng của H)

Đó là những từ vựng mệt mỏi và đổ đốn/ Nhưng có một buổi trưa / Tôi phải chung sống/ Như chúng ta từng chung sống với ruồi/ Và những kẻ hợm hĩnh quen biết (Những buổi trưa ngày 29/08).

Tuy nhiên cũng có lúc ông dùng hàm ngôn để diễn đạt ý tưởng triết luận về cuộc đời và hành vi, con người, như bàiHội giả trang, Hãy rẽ trái, bài Trò chơi của ảo giác, Thư gửi những ma-nơ-canh trong một hiệu áo cưới ở Hà Đông, Thư của

đời, cuộc sống hiện đại, một khi ông dám nhìn nhận mọi giá trị đạo đức, tinh thần, đang dần bị đánh mất.

Triết luận mà Hoa tiêu muốn nói mang tính hàm ngôn này đó là nhà thơ đã chiêm nghiệm, thấy được, cần phải biết rẽ trái là một lý lẽ để rèn luyện tinh thần kiên nhẫn, dù có va vấp, rình rập nhiều hiểm nguy phía trước. Hay đó cũng là lời trách cứ ngụ ý nhẹ nhàng thời cuộc? Ví như nhìn những ma-nơ-canh, ông chiêm nghiệm và triết luận về cuộc đời bằng cách gieo vào thơ sự tương phản, đối nghịch của hai gương mặt: Giữa ma-nơ-canh giả đứng trong tủ kính và những gương mặt hạnh phúc giả tạo của con người, đứng bên ngoài tủ kính (Thư gửi những ma-nơ- canh trong hiệu áo cưới ở Hà Đông).

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nguyễn quang thiều (Trang 47)