Khái niệm dự báo

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 43)

- Thực sự là nhà giáo dục, người đứng đầu của tập thể sư phạm nhà trường.

1.6.1.Khái niệm dự báo

c. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1.6.1.Khái niệm dự báo

Dự báo là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai, về các con đường khác nhau, thời hạn khác nhau để đạt đến trạng thái tương lai đó.

Khái niệm dự báo gắn liền với khái niệm tiên đoán, dù tiên đoán là khái niệm rộng hơn. Tùy theo mức độ cụ thể và các đặc điểm tác động đến sự phát triển của hiện tượng hoặc quá trình được nghiên cứu, có thể chia ra ba cấp độ tiên đoán : giả thuyết, dự báo và kế hoạch. Dự báo là một tài liệu tiền kế hoạch bao gồm nhiều phương án, trong đó kết quả dự báo không mang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính khuyến cáo.

Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch. Có thể nói các dự báo tốt cũng sẽ cung cấp thông tin cho quá trình nhận thức, ra quyết định.

Thông thường người ta phân biệt hai cách tiếp cận để đoán nhận tương lai, cách thứ nhất dành cho các quá trình mà con người có thể và chủ động tác động đến quá trình phát triển. Dự báo theo cách tiếp cận thứ nhất này thường hay được sử dụng với thuật ngữ "Dự báo chủ động". Do tính chất của loại dự báo này nên việc vận dụng thường cho tầm trung và dài hạn.

Đối với các dự báo ngắn hạn (hàng năm, quý, tháng) sự tác động của con người nhìn chung bị hạn chế, Việc đoán nhận tương lai sẽ chủ yếu dựa trên sự kéo dài những quy luật đã hình thành trong quá khứ. Cách tiếp cận của loại dự báo này chứa đựng nhiều nội dung mang tính khách quan hơn.

Đối với việc nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục dài hạn đến năm 2020, các dự báo trung hạn và dài hạn vô cùng quan trọng. Tùy theo vấn đề mà tầm thời gian của dự báo trung hạn và dài hạn có thể thay đổi chút ít, tuy nhiên nói đến dự báo trung hạn người ta thường hiểu là khoảng thời gian bao quát khoảng trên dưới 5 năm trong khi các dự báo dài hạn có thể có tầm 10 năm hoặc xa hơn. Đối với các nước đang phát triển, các dự báo có tầm trung hạn rất có ý nghĩa trong việc xây dựng kế hoạch 5 năm, còn các dự báo dài hạn chủ yếu mang tính định hướng, tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng.

Trong bối cảnh phát triển hiện nay của thế giới và sự phát triển năng động của khu vực, nhìn chung để có dự báo chính xác là rất khó kể cả trong tầm ngắn hạn, với trung hạn và dài hạn lại càng khó hơn, chính vì vậy việc cập nhật thường xuyên các dự báo là cần thiết, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất cho các nhà hoạch định chính sách.

Cập nhật các dự báo được hiểu là đưa những thông tin mới nhất vào các kết quả dự báo, hiểu theo nghĩa hẹp nhất đó là tính toán, hiệu chỉnh lại các dự báo khi có nguồn thông tin mới (số liệu mới, dữ liệu mới), mặt khác cập nhật dự báo cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc bổ sung phương án mới, đưa ra kịch bản mới, cải tiến mô hình khi có nguồn thông tin mới. [42]

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 43)