Tầm quan trọng của việc quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục cho phép phát huy tối đa nguồn lực con người trong tổ chức. Việc tìm đúng người để giao việc phù hợp hay giao việc đúng cương vị sẽ tạo ra nguồn lực nhằm làm cho chất lượng công việc đạt đến mức tối đa.

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục sẽ đáp ứng những đòi hỏi của yêu cầu “kinh tế mở” mà giáo dục cũng không thể khác được. Hơn thế nữa, nếu quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục phù hợp sẽ tạo điều kiện cho công tác tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân lực trong bộ máy tổ chức sẽ thuận lợi nhất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục sẽ giúp cho những cán bộ quản lý giáo dục biết cách “giao dịch” hay giao tiếp một cách hợp lý nhất theo quan điểm tương tác giữa người với người trong cuộc sống. Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục sẽ giúp nhà quản lý giáo dục xác lập mối quan hệ trong giáo dục không còn đơn thuần là lãnh đạo với nhân viên mà là của nhà quản lý với những cộng sự.

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức giáo dục cạnh tranh lành mạnh dựa trên cơ sở “nắm chắc” sức mạnh của nguồn lực: nhà quản lý, đó là những giảng viên – giáo dục viên. Mặt khác, chính công tác quản trị nguồn nhân lực được thực thi cùng với những chế độ chăm sóc thể chất lẫn tinh thần cho nhân viên cũng như

những chế độ đầu tư thích đáng cho tương lai (đặc biệt về mặt đào tạo – huấn luyện cho đội ngũ giáo dục) sẽ tạo ra những người tâm huyết trong giáo dục, gắn bó và hết lòng...

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục được xem như một trong những điều kiện tối quan trọng để xây dựng văn hóa giáo dục. Điều này là một yêu cầu được thực thi bằng những hành động thực tiễn mà hành động đầu tiên là hành động đối xử với con người theo kiểu của con người, theo kiểu tôn trọng nguồn nhân lực.

Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục đòi hỏi nhà quản lý sẽ phải “tốt hơn” thật nhiều vì những yêu cầu về quản lý nguồn nhân lực là những phương châm sống thôi thúc họ luôn nhìn nhận chính mình. Nó cũng là nguồn lực đòi hỏi nhà quản lý phải có tâm, có tài. Họ phải thực sự có đạo đức, lối sống, có văn hóa, biết cách làm việc với con người, biết quan tâm đến con người. Họ thực sự phải là nhà quản lý – nhà tổ chức – người cộng sự và là nhà tư vấn thật sự có “nghề” để đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực cũng như yêu cầu của công tác quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục. [42]

1.2.7. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 29)