Một số nội dung về công tác cán bộ trong Nghị quyết của Đảng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò đội ngũ cán bộ cực kỳ quan trọng vì họ là người vạch ra các kế sách, người tổ chức thực hiện các mục tiêu đề ra. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trở nên quan trọng và cấp bách.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 là: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ vững độc lập tự chủ đi lên chủ nghĩa xã hội". [15,tr.36]

- Nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có nhận định: "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học" [13,tr.36]

- Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010 ghi rõ: "Ban Chấp hành Trung ương chủ trương từ

nay đến năm 2010, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống cho người học…" [16,tr.127]

Như vậy, trong đề tài này, thì công tác phát triển đội ngũ cán bộ được hiểu là bản thân từng cán bộ, công chức phải ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, luôn có chí tiến thủ, cầu thị tiến bộ, chủ động, tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động thực tiễn, phấn đấu đạt chất lượng, hiệu quả công tác một cách tốt nhất. Từng cán bộ, công chức thường xuyên nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức một cách khoa học, kịp thời, có hiệu quả. Coi trọng tất cả các khâu, các bước của quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức.

b. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

- Với nghĩa chung nhất, phát triển đội ngũ cán bộ thực chất là phát triển con người. - Nghĩa hẹp hơn, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học là phát triển nguồn lực người trong ngành giáo dục; đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên có năng lực lao động, làm cho mỗi người tự phát triển bản thân.

- Phát triển đội ngũ cán bộ để đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đó là quá trình xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, đòi hỏi những người có phẩm chất tốt, có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường học được thể hiện trên các mặt: - Bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục. - Bố trí đội ngũ phù hợp năng lực, điều kiện.

- Đảm bảo được định mức lao động. - Động viên khen thưởng kịp thời. - Xây dựng tốt mối quan hệ lành mạnh.

Vấn đề cơ bản của phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý. Chất lượng của đội ngũ được hiểu trên bình diện chất lượng và số lượng. Tuy có phân biệt số

lượng với chất lượng nhưng số lượng luôn gắn chặt với chất lượng, chất lượng bao hàm số lượng.

*Xét đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý phải xét đến các mặt

- Số lượng đội ngũ: căn cứ thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập quy định biên chế CBQL trường tiểu học là các trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên thì có không quá 2 Phó hiệu trưởng, còn từ 27 lớp trở xuống thì có 1 Phó hiệu trưởng.

- Chất lượng đội ngũ: chất lượng đội ngũ cần được quan tâm trên bình diện về phẩm chất và năng lực.

Theo chúng tôi những phẩm chất và năng lực của người CBQL trường tiểu học thể hiện trên hai phương diện đức và tài. Đó là sự kết hợp những đặc điểm của con người Việt Nam và những yêu cầu của người CBQL trường tiểu học trong giai đoạn mới. Những biểu hiện cụ thể là:

Về phẩm chất

+ Phẩm chất chính trị

- Hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Có giác ngộ chính trị, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng.

- Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động.

- Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành chính sách cấp trên. - Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh những hiện tượng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

- Có tầm nhìn rộng, nắm bắt và xử lý các thông tin đầy đủ - chính xác - kịp thời.

+ Phẩm chất đạo đức

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 30)