Thực trạng việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 68)

- Hoạt động văn hoá xã hội được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, thực

b. Thực trạng việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

22 55% 7 42.5% 1 2.5%

Đội ngũ CBQL các trường tiểu học đều ý thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ CBQL cũng như thường xuyên dành thời gian quan tâm đến việc này, cụ thể biểu hiện qua bảng 2.12. Trong 40 vị Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng thì có đến 28 người (chiếm 70%) nhận thức được rằng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học là rất quan trọng, 22 người (chiếm 55%) rất quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường tiểu học, chỉ có 01 người (chiếm 2.5%) xem việc này là bình thường. Con số này không đáng kể nhưng cũng là một vấn đề không thể xem nhẹ, cho thấy đây cũng là một thực trạng cần điều chỉnh ngay.

Qua phỏng vấn thầy Lê Quang Vĩnh Hòa – Hiệu trưởng trường Lạc Long Quân, một CBQL có nhiều kinh nghiệm cho thấy: "Các cấp ủy, lãnh đạo quán triệt sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch là khâu quyết định trong toàn bộ quy trình tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ. Nơi nào quán triệt tốt, nơi đó sẽ quan tâm quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, tỷ lệ cán bộ trẻ được nâng lên rõ rệt, nhiều cán bộ trẻ phát huy, khẳng định năng lực đảm đương tốt nhiệm vụ. Ngược lại, ở đơn vị thiếu quan tâm, đội ngũ kế cận chậm tiến bộ, hoặc ít cán bộ trẻ được đề bạt, bổ nhiệm". [phụ lục 4]

b. Thực trạng việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học tiểu học

Chúng tôi cho rằng công tác phát triển đội ngũ, công tác xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11 là rất một khâu rất quan trọng vì chỉ khi có được một kế hoạch khả thi và việc triển khai thực hiện có hiệu quả thì mới xây dựng được đội ngũ CBQL kế thừa đủ trình độ, năng lực và để tìm hiểu điều đó, chúng tôi đã khảo sát về công tác trên, số liệu thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13: Đánh giá về công tác thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Nội dung Đối tượng

khảo sát Không

Công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học CBQL 40 100% 0 GV 236 85.5% 40 14.5%

Nhìn vào bảng có thể thấy là 100% CBQL cho rằng mình đã thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL kế cận nhưng đối với GV thì chỉ có 85.5% cho rằng CBQL đã thực hiện kế hoạch. Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này thì chúng tôi được biết là thực chất CBQL đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nhưng họ đã không làm cho GV thông thoáng và hiểu được rằng họ đang thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL kế cận. Chẳng hạn như việc dự giờ các tiết học, trong khi có một ít GV chỉ nghĩ đơn giản là công việc này là để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của ban giám hiệu, nhưng thực chất là các CBQL đang tiến hành kiểm tra năng lực giảng dạy của các GV để tiến hành quy hoạch cán bộ kế thừa. Hay như việc thông qua các hoạt động vui chơi, tham quan, dã ngoại, ban giám hiệu sẽ tìm hiểu các khía cạnh về kỹ năng hoạt động xã hội, giao tiếp, hòa đồng với các đồng nghiệp để có cơ sở đánh giá khách quan và trung thực nhất về một cán bộ quy hoạch, chính những hành động như vậy thì đúng là chỉ có các CBQL mới hiểu rằng mình đang thực hiện kế hoạch còn các GV thì hoàn toàn không hay biết mình đang là đối tượng để ban giám hiệu nghiên cứu đưa vào diện quy hoạch.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)