CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11, TPHCM

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 89)

- Hoạt động văn hoá xã hội được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, thực

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11, TPHCM

BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11, TPHCM

3.1. Dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11

Để có căn cứ đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11 trong 5 năm tới (2010-2015), chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung dự báo, đánh giá thứ tự ưu tiên khi thực hiện các dự báo này trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Số liệu được khảo sát 40 CBQL trường tiểu học ở quận 11, thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Kết quả xếp hạng các dự báo trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Số TT

Nội dung đánh giá

Xếp hạng Mean I +1 II +2 III +3 IV +4 V +5 VI +6 VII +7

1 Dự báo nguồn nhân lực CBQL của nhà

trường 16 11 2 2 7 1 1 2.50 2 Dự báo tình hình CBQL chuẩn bị về hưu 6 11 11 4 2 4 2 3.13 3 Dự báo tình hình CBQL chuẩn bị thuyên chuyển 2 4 9 12 8 3 2 3.93 4

Dự báo tình hình phát triển đội ngũ

giáo viên 7 8 5 8 4 8 0

5

Dự báo tình hình học sinh trong tương

lai theo số liệu dân số 9 2 2 2 10 8 7

4.35

6

Dự báo tình hình mở các trường mới

tại địa phương 3 6 8 5 6 11 1

4.05

7 Dự báo những biến cố khác

3 3 4 4 0 2 24

5.43

Cách xếp hạng trong bảng này cũng tương tự như bảng 2.19 và 2.21 mà chúng tôi đã trình bày tại chương 2. Khi nhìn vào số liệu trong bảng 3.1, có thể dễ dàng nhận thấy các nội dung dự báo được chia ra làm ba mức rõ rệt dựa trên giá trị Mean.

Mức thứ nhất có giá trị Mean dưới 3.0 là dự báo nguồn nhân lực CBQL của nhà trường (điểm trung bình 2.50 - nội dung 1). Đây là dự báo mà các CBQL cho rằng là cần ưu tiên nhất trong công tác dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11.

Mức thứ hai có giá trị Mean từ 3.0 đến 4.0, gồm việc dự báo tình hình CBQL chuẩn bị về hưu (điểm trung bình 3.13 - nội dung 2), dự báo tình hình phát triển đội ngũ GV (điểm trung bình 3.45 - nội dung 4) và dự báo tình hình CBQL chuẩn bị thuyên chuyển (điểm trung bình 3.93 - nội dung 3). Số liệu cho thấy đây là những nội dung dự báo được CBQL đánh giá là cần thiết và làm cơ sở cho việc dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11.

Mức cuối cùng có giá trị Mean từ 4.0 trở lên, trong đó có dự báo tình hình mở các trường mới tại địa phương (điểm trung bình 4.05 - nội dung 6), dự báo tình hình học sinh trong tương lai theo số liệu dân số (điểm trung bình 4.35 - nội dung 5), dự báo những biến cố khác (điểm trung bình 5.43 - nội dung 7). Điều này cho thấy rằng, các nội dung dự báo trên không được các CBQL đánh giá cao bằng những nội dung thuộc hai nhóm đầu tiên nhưng không vì thế mà có thể xem nhẹ mức độ hiệu quả của các dự báo này trong việc dự báo tình hình phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11.

Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng tôi tiến hành dự báo tình hình phát triển số lượng học sinh, quy mô trường học, đội ngũ CBQL theo các phương án sau đây:

3.1.1. Dự báo tình hình phát triển phát triển học sinh

Dự báo học sinh đến trường trong từng năm học có vai trò rất quan trọng để xác định quy mô phát triển trường lớp và nhu cầu về đội ngũ CBQL. Căn cứ thực tế phát triển số lượng HS tiểu học giai đoạn 2005-2010 và định hướng phát triển giáo dục của quận đến năm 2015, chúng tôi dự báo số lượng HS tiểu học theo hai phương án sau:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 89)