* Cũng như các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, quản lý giáo dục có hai chức năng tổng quát sau:
- Chức năng ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền kinh tế - xã hội.
- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh tế - xã hội. Như vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế.
* Từ hai chức năng tổng quát trên, quản lý giáo dục phải quán triệt, gắn bó với bốn chức năng, cụ thể là:
- Kế hoạch hoá. - Tổ chức.
- Chỉ huy điều hành. - Kiểm tra.
* Hệ thống quản lý giáo dục nhà trường hoạt động trong động thái đa dạng, phức tạp. Quản lý giáo dục là quản lý các mục tiêu vừa tường minh vừa trong mối tương tác của các yếu tố chủ đạo:
- Mục tiêu đào tạo. - Nội dung đào tạo.
- Phương pháp đào tạo. - Lực lượng đào tạo. - Đối tượng đào tạo.
- Hình thức tổ chức đào tạo. - Điều kiện đào tạo.
- Môi trường đào tạo. - Quy chế đào tạo.
- Bộ máy tổ chức đào tạo.
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình xử lý các tình huống có vấn đề phát sinh trong hoạt động tương tác của các yếu tố trên, để nhà trường phát triển, đạt tới chất lượng tổng thể bền vững, làm cho giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của nền kinh tế.
1.2.6. Quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục