Yêu cầu của công tác thanh tra kiểm tra và bảo vệ chính trị nội bộ trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 111)

- Tiêu chuẩn cụ thể: * Về phẩm chất:

b.Yêu cầu của công tác thanh tra kiểm tra và bảo vệ chính trị nội bộ trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận

triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11

Thanh tra, kiểm tra thường xuyên

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất, nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường tiểu học. Phòng GD - ĐT có kế hoạch thanh tra thường xuyên các trường tiểu học mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải thực hiện đúng qui trình: Quyết định thành lập đoàn thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian thanh tra, các yêu cầu chuẩn bị của nhà trường cho đoàn thanh tra.

Các trường tiểu học phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường.

Thanh tra, kiểm tra định kỳ

Đây là hình thức thanh tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được xác định. Thanh tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, kết thúc năm học.

Thanh tra, kiểm tra bất thường

Bên cạnh hai hình thức trên, thì cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất, đây là hình thức rất cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi.

Cần phải chú ý vận dụng linh hoạt ba hình thức thanh tra trên.

Để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11 ngày càng tốt hơn cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể phải :

+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong ngành.

+ Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra của Phòng GD - ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

+ Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực, phải gắn bó công tác này với việc đánh giá đơn vị, từ đó tạo cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm CBQL.

+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải có bài bản, đồng thời phải bảo đảm tính trung thực, chính xác và hiệu quả.

+ Phải hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này.

Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ

Bên cạnh công tác kiểm tra, chúng ta phải chú trọng đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Hiện nay, đại đa số cán bộ, Đảng viên có lập trường chính trị vững vàng, có tinh thần cảnh giác, kiên quyết bảo vệ Đảng và bảo vệ chế độ. Nhưng bên cạnh đó, trước sự tác động bởi "mặt trái" của cơ chế thị trường một bộ phận cán bộ, đảng viên không giữ được phẩm chất đạo đức, sống buông thả, chạy theo đồng tiền, tư tưởng không ổn định. Trước tình hình đó cần phải tiến hành tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, cụ thể:

- Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ thành quả cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự rèn luyện mình trong sạch về chính trị và phẩm chất đạo đức; phê phán những biểu hiện sai trái về mặt quan điểm, tư tưởng cũng như ý thức tổ chức kỷ luật trong cán bộ, đảng viên; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.

- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế quản lý cán bộ, kỷ luật phát ngôn, quan hệ với nước ngoài, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, quy chế cử cán bộ đi tham quan hoặc tiếp xúc với người nước ngoài.

- Phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời những phần tử cơ hội, thoái hoá, biến chất về chính trị, bị địch mua chuộc, cài cắm vào nội bộ, thẩm tra cán bộ, đảng viên có vấn đề lịch sử chưa rõ ràng, chưa được xác minh và quan hệ chính trị phức tạp.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết phải là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, đồng thời là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Đây cũng là một giải pháp để bảo vệ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường tiểu học quận 11 nói riêng trong giai đoạn mới.

Mỗi biện pháp có vị trí và chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất mới có thể xây dựng và phát triển đội ngũ đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp GD - ĐT đề ra.

3.3. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở Quận 11, TPHCM CBQL các trường tiểu học ở Quận 11, TPHCM

Qua các biện pháp đã nêu trong phần 3.2.2 về việc thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu xin ý kiến với 40 CBQL và 276 GV các trường tiểu học.

Với phiếu xin ý kiến đã dùng, quy ước:

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy hầu hết các biện pháp đều nhận được nhận được sự ủng hộ của đội ngũ CBQL và GV, điểm trung bình từ 4.33 đến 4.83, trong đó biện pháp thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ GV nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng (nội dung 4) là có sự tương đồng giữa đánh giá của CBQL và GV. Cả hai đối tượng này đều đánh giá sự cần thiết này ở mức cao nhất với diểm trung bình lần lượt là 4.83 và 4.61. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý trong tình hình hiện nay, bởi vì khi họ được đảm bảo về đời sống vật chất tốt thì mới có thể hoàn toàn yên tâm công tác và cống hiến những gì tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục.

Bảng 3.6: Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

STT Nội dung đánh giá Đối

tượng M Mức độ 5 +5 4 +4 3 +3 2 +2 1 +1

1 Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của CBQL CBQ L 4.45 23 57.5% 14 35% 2 5% 0 1 2.5% GV 4.65 183 66.3% 90 32.6% 3 1.1% 0 0 2

Tăng cường khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ CBQL trường tiểu học CBQ L 4.40 16 40% 24 60% 0 0 0 GV 4.56 158 57.2% 115 41.7% 3 1.1% 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ CBQ L 4.55 22 55% 18 45% 0 0 0 GV 4.52 148 53.6% 125 45.3% 3 1.1% 0 0 4 Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng CBQ L 4.83 33 82.5% 7 17.5% 0 0 0 GV 4.61 177 64.1% 93 33.7% 6 2.2% 0 0 5 Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL trường tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý CBQ L 4.45 18 45% 22 55% 0 0 0 GV 4.60 175 63.4% 92 33.3% 9 3.3% 0 0 6

Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của Phòng giáo dục & đào tạo CBQ L 4.33 13 32.5% 27 67.5% 0 0 0 GV 4.54 164 59.4% 99 35.9% 13 4.7 0 0

Bên cạnh đó, việc tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của Phòng Giáo dục - Đào tạo (nội dung 6) là biện pháp nhận được sự đánh giá thấp nhất trong 6 biện pháp đã trình bày, điểm trung bình của CBQL là 4.33 và GV là 4.54. Mặc dù kết quả khảo sát ở biện pháp cuối cùng này có điểm trung bình thấp nhất trong 6 biện pháp nhưng theo chúng tôi thì đây vẫn là một biện pháp cần thiết để làm cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học đạt được những kết quả khả quan, vì điểm trung bình vẫn trên mức 4 và gần đạt đến điểm của mức rất cần thiết. Thực chất là chỉ khi được kiểm tra thì mới thấy được những mặt hạn chế để có hướng khắc phục kịp thời.

Qua ý kiến đánh giá của 45 CBQL và 276 GV các trường tiểu học thuộc địa bàn quận 11, chúng tôi thấy rằng các biện pháp đã nêu ở trên là đúng đắn và phù hợp với tình hình

thực tiễn, nếu được thực hiện một cách đồng bộ và triệt để, quận nhà sẽ xây dựng được một đội ngũ CBQL trường tiểu học đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT

Tóm lại, có thể nhận thấy để công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11 đạt hiệu quả như mong muốn thì việc dự báo tình hình phát triển HS, nhu cầu về quy mô mạng lưới trường lớp, đội ngũ CBQL chuẩn bị về hưu và nguồn nhân lực CBQL trường tiểu học đóng một vai trò quan trọng trong việc đề ra các biện pháp cần thiết và khả thi để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11.

Trong quá trình nghiên cứu thực thi các biện pháp phát triển đội ngũ, các cấp quản lý giáo dục cần xem xét, quan tâm thỏa đáng đến một số biện pháp đã được đa số CBQL và GV khẳng định tính cần thiết ở mức cao hơn để trong thời gian tới đào tạo được đầy đủ đội ngũ CBQL kế cận có trình độ cao theo như công tác dự báo đã trình bày.

Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi cho thấy các biện pháp trên là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp, tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những đề xuất từ kết quả nghiên cứu bước đầu. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11 giai đoạn 2010- 2015 cần được kiểm nghiệm thường xuyên trong thực tiễn hoạt động quản lý giáo dục tại địa phương.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 111)