Yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 103)

- Tiêu chuẩn cụ thể: * Về phẩm chất:

b.Yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ

Để tăng cường khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng, cần phải:

* Có quan điểm đúng về đánh giá đội ngũ cán bộ. Khi đánh giá cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhất định, đó chính là những tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà đánh giá cán bộ.

* Phải bảo đảm các nguyên tắc cán bộ: nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện; nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.

* Phải phối hợp các phương pháp đánh giá, trong đó chú trọng thông qua các hoạt động thực tiễn để đánh giá cán bộ.

* Không thể đánh giá cán bộ một cách cảm tính chủ quan, có thể nghiên cứu hồ sơ cán bộ để được thông tin ban đầu, nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn để đánh giá, chỉ qua hoạt động thực tiễn ta mới có thể biết cán bộ có đạt được những tiêu chuẩn mà họ

cần phải có hay không. Thông qua hoạt động thực tiễn, ta mới có thể phát hiện được người cán bộ nào có khả năng phát triển tốt, người cán bộ nào chững lại, người nào cần thay thế, đồng thời mới thẩm định lại việc đánh giá cán bộ hiện tại là đúng hay sai để có biện pháp sửa chữa, điều chỉnh kịp thời.

* Phải củng cố, kiện toàn, đổi mới và nâng cao chất lượng của những cơ quan và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác cán bộ.

Đây là một việc làm rất quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá cán bộ. Trước hết, những người trực tiếp làm công tác cán bộ phải nắm vững nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đồng thời họ phải có tính khách quan, công tâm và trung thực. Nếu thiếu những đức tính đó thì hình ảnh người cán bộ qua lăng kính chủ quan của họ sẽ bị biến dạng, méo mó và không thể đánh giá đúng được đội ngũ cán bộ.

* Khi đánh giá cán bộ, một mặt cần chú ý vào mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp của cá nhân là chính, mặt khác cần tránh những sai lầm sau:

- Tránh đánh giá con người phiến diện, chủ quan, cảm tính, chỉ nhìn thấy mặt yếu của người khác.

- Tránh chủ nghĩa duy tình, bè phái "yêu nên tốt, ghét nên xấu"; không nên máy móc, rập khuôn khi đánh giá cán bộ; phải khách quan đánh giá và dựa trên nguyên tắc: thiết thực, chuyên môn, dân chủ.

- Công việc giao cho cán bộ như thế nào thì đánh giá hiệu quả của công việc đó. Mặt khác cần chú ý đánh giá sự đóng góp của cán bộ cho tập thể, cho xã hội, chứ không phải là số lượng công việc mà người đó thích làm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn cán bộ phải tránh căn bệnh chủ quan khi đánh giá con người:

- Tự cao, tự đại.

- Ưa người ta nịnh mình.

- Do lòng yêu ghét của mình mà đối với người.

- Đem một khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác. [29,tr.37]

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL, vì vậy công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá một cách đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Kết quả đánh giá phải được lưư giữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Sau khi đánh giá cán bộ

cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Đánh giá đúng cán bộ là biện pháp quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL trường tiểu học quận 11 ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của sự nghiệp GD - ĐT.

3.2.2.3. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ ở quận 11

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 103)