Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 39)

- Thực sự là nhà giáo dục, người đứng đầu của tập thể sư phạm nhà trường.

1.4.2.Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

c. Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1.4.2.Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học

trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân công. Tuy vậy các phó hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng, Nhà nước trong công việc của mình. Do đó Hiệu trưởng phải có phân công công việc cho Phó Hiệu trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời không để những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm.

1.4.2. Những yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học học

Giáo dục phải đón đầu sự phát triển của xã hội, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Giáo dục phải luôn luôn phát triển, dự báo được tương lai, quan niệm của tác giả Phạm Minh Hạc: "Nói tới giáo dục là nói tới triển vọng, viễn cảnh. Nếu làm giáo dục mà chỉ nghĩ đến trước mắt, không nghĩ tới phạm trù tương lai, chắc chắn là không có thành công, hay ít nhất là không có thành tựu thật". [21,tr.19]

Giáo dục luôn đặt trong sự phát triển để nâng cao nguồn nhân lực, do đó vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL bậc tiểu học nói riêng là yêu cầu quan trọng, mang tính tất yếu. Bởi vì, CBQL là nhân vật chủ yếu, quyết định chất lượng giáo dục. Các trường chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra, nói rộng hơn giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội khi nhà trường có được đội ngũ CBQL có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ.

Yêu cầu của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay:

Trước hết phải xây dựng đội ngũ CBQL có được số lượng theo quy định. Mỗi trường có một Hiệu trưởng, một đến hai Phó Hiệu trưởng.

Xây dựng, phát triển đội ngũ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp, nhà sư phạm mẫu mực.

Đội ngũ CBQL phải là người có chuyên môn từ loại khá trở lên, có năng lực quản lý, có sức khoẻ, có khả năng chỉ đạo, kiểm tra, thực sự là những nhà giáo dục.

Hiệu trưởng trường tiểu học hội tụ được các mặt:

- Người đại diện chức danh hành chính, đảm bảo lãnh đạo hành chính tốt.

- Người quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục. Đảm bảo việc quản lý hợp lý và kinh tế.

- Trụ cột sư phạm. - Nhà canh tân giáo dục.

- Người thực hiện Điều lệ trường tiểu học. [21]

Trong phạm vi của đề tài, kết quả khảo sát ban đầu cho thấy ở Quận 11, hiện nay mới chỉ có 01/17 trường đạt tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, nếu muốn trong những năm tới sẽ có thêm nhiều trường trên địa bàn đạt chuẩn nói trên thì ngoài những điều kiện về tổ chức – quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất – thiết bị trường học, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, hoạt động – chất lượng giáo dục, một yếu tố rất đáng quan tâm đó là đội ngũ cán bộ quản lý.

Theo quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có quy định về chuẩn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng như sau:

“Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện.)

* Hiệu trưởng

- Có trình độ đào tạo từ trung học sư phạm trở lên. - Có ít nhất 5 năm dạy học (không kể thời gian tập sự).

- Đã được tập huấn về chính trị, nghiệp vụ quản lý trường học. - Có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường, tư tưởng vững vàng. - Có năng lực chuyên môn.

- Có năng lực quản lý trường học. - Có sức khỏe.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học. * Phó hiệu trưởng

- Có trình độ đào tạo từ trung học sư phạm trở lên. - Có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự).

- Đã được tập huấn về chính trị, nghiệp vụ quản lý trường học. - Có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường, tư tưởng vững vàng.

- Có năng lực quản lý trường học. - Có sức khỏe.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của phó hiệu trưởng trường tiểu học.

Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới)

* Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm tiểu học trở lên. Đã được tập huấn nâng cao về chính trị, nghiệp vụ quản lý trường học.” [5]

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 39)