0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 -49 )

- Thực sự là nhà giáo dục, người đứng đầu của tập thể sư phạm nhà trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11,

CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11,

TPHCM

2.1. Cách thức nghiên cứu thực trạng của đề tài

Để nghiên cứu thực trạng, đề tài đã xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến phục vụ mục đích nghiên cứu gồm hai loại phiếu dành cho CBQL trường tiểu học (40 phiếu) và phiếu dành cho GV trường tiểu học (276 phiếu).

* Phiếu dành cho CBQL trường tiểu học chia làm hai phần gồm có 16 câu hỏi tập trung khảo sát ý kiến nhận xét, đánh giá, tự đánh giá của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

- Phần một bao gồm 8 câu đầu tiên, với mục đích nhằm thu thập một số thông tin cá nhân của đội ngũ CBQL trường tiểu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị …; đồng thời tự đánh giá chung của bản thân CBQL về trình độ, khả năng quản lý của mình và tự đánh giá về kiến thức, nghiệp vụ quản lý giáo dục; khả năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý; phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của các CBQL; bên cạnh đó còn khảo sát về nhận thức, sự quan tâm của Ban giám hiệu về công tác phát triển đội ngũ CBQL tại trường mình đang phụ trách và triển vọng của các giáo viên ở trường lên làm quản lý tại cơ sở mà họ đang công tác.

Câu hỏi trong phần này đều được nhận xét theo năm mức độ, trong đó các câu tự đánh giá của CBQL nhận xét theo các mức là tốt, khá, trung bình, yếu và kém; các câu khảo sát nhận thức, sự quan tâm nhận xét theo các mức là rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng và không quan trọng hay là rất quan tâm, quan tâm, bình thường, ít quan tâm và không quan tâm.

Cách chấm điểm trong phần một cho mức tốt là 5 điểm, khá 4 điểm, trung bình 3 điểm, yếu 2 điểm và kém 1 điểm; mức rất quan trọng là 5 điểm, quan trọng 4 điểm, bình thường 3 điểm, ít quan trọng 2 điểm, không quan trọng 1 điểm và tương tự cho các mức khác.

- Phần hai bao gồm 8 câu cuối, với mục đích nhằm nghiên cứu việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của ban giám hiệu, bên cạnh đó cũng khảo sát bốn chức năng của quản lý là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy - điều

hành và kiểm tra công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học; ngoài ra còn có đánh giá về công tác bồi dưỡng các giáo viên để trở thành đội ngũ CBQL kế cận; sự cần thiết và khả thi của các biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học; đồng thời xếp hạng các nội dung liên quan đến các lĩnh vực như dự báo công tác phát triển đội ngũ CBQL, các kiến thức cần thiết để trở thành một CBQL trường tiểu học và xếp hạng các kiến nghị trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Ngoài các câu có cấu trúc giống như ở phần một là nhận xét theo năm mức độ tốt, khá, trung bình yếu và kém, phần hai còn có các câu hỏi khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học theo 5 mức là rất cần thiết, cần thiết, có cũng được không cũng được, không cần thiết, hoàn toàn không cần thiết; các câu hỏi xếp hạng thì tùy theo mức độ ưu tiên mà xếp hạng I, II, III…

Cách chấm điểm các câu hỏi khảo sát tính cần thiết và khả thi được quy ước là rất cần thiết 5 điểm, cần thiết 4 điểm, có cũng được không cũng được 3 điểm, không cần thiết 2 điểm, hoàn toàn không cần thiết 1 điểm; các câu hỏi xếp hạng thì hạng I được 1 điểm, hạng II được 2 điểm, hạng III được 3 điểm và tương tự cho các hạng tiếp theo.

* Phiếu dành cho GV trường tiểu học cũng chia làm hai phần, có 12 câu hỏi xoay quanh việc đánh giá về đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ này tại trường các giáo viên đang giảng dạy.

- Phần một gồm 4 câu đầu, với mục đích nhằm khảo sát ý kiến của GV đánh giá về trình độ, khả năng quản lý của CBQL trường tiểu học, đồng thời đánh giá kiến thức, nghiệp vụ quản lý giáo dục; khả năng thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phẩm chất chính trị, đạo đức của các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng dưới góc nhìn của các GV.

Cấu trúc và cách chấm điểm của các câu hỏi trong phần một này tương tự các câu trong phần một của phiếu dành cho CBQL trường tiểu học.

- Phần hai gồm 8 câu cuối, với mục đích nhằm nghiên cứu việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học của ban giám hiệu, ngoài ra còn khảo sát bốn chức năng của quản lý là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy – điều hành và kiểm tra công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học; hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng đội ngũ GV trường tiểu học; hiệu quả của công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học; tình hình thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ và sự cần thiết, khả thi của các biện pháp để phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, đồng thời xếp hạng các kiến nghị của giáo viên trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Cấu trúc và cách chấm điểm của các câu hỏi trong phần hai này tương tự các câu trong phần hai của phiếu dành cho CBQL trường tiểu học.

2.2. Tổng quan về quận 11 và giáo dục đào tạo quận 11 – TPHCM

2.2.1. Tổng quan về quận 11

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 -49 )

×