Thực trạng về chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 60)

- Hoạt động văn hoá xã hội được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, thực

2.3.4.Thực trạng về chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học:

Biểu đồ 2.2: Số lượng HS tiểu học bỏ học và lưu ban từ năm

2.3.4.Thực trạng về chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học:

Để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận 11 thì ngoài việc nghiên cứu các số liệu về số lượng, trình độ, độ tuổi và thâm niên của các CBQL thì chúng tôi cũng tiến hành phát phiếu xin ý kiến của các CBQL và GV tiểu học trên địa bàn quận, qua đó nhận ra những ưu điểm và hạn chế về chất lượng của đội ngũ này để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Đầu tiên là kết quả nhận định chung về việc tự đánh giá của CBQL và đánh giá của GV về khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học ở Quận 11, theo bảng 2.8 cho thấy:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học

Đối tượng khảo sát

Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Cán bộ quản lý (40 người) 24 60% 16 40% 0 0 0 Giáo viên (276 người) 236 85.5% 37 13.4% 3 1.1% 0 0

Kết quả đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL trường tiểu học Quận 11 của cả hai nhóm đối tượng được hỏi đều khá tương đồng. Số phiếu đều đánh giá đội ngũ CBQL có năng lực ở mức tốt (với tỷ lệ xác định là 60% và 85.5%). Một điều cũng đáng quan tâm là tỷ lệ phiếu của GV đánh giá năng lực của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng - người quản lý cấp trên của mình - ở mức tốt hơn gấp sáu lần so với phiếu đánh giá ở mức độ khá (85.5% so với 13.4%), trong khi đó CBQL tự đánh giá về mình thì tỷ lệ chênh lệnh là không nhiều

(60% so với 40%). Bên cạnh đó cũng có một số ít phiếu của GV đánh giá về CBQL chỉ ở mức trung bình (1.1%), trong khi đó thì đội ngũ CBQL lại không có ai tự đánh giá năng lực của mình ở mức trung bình. Đây là con số cần được quan tâm và lý giải. Khảo sát sâu cho thấy việc có ba GV đánh giá năng lực của CBQL chỉ ở mức trung bình hoàn toàn tương đồng với những gì mà chúng tôi đã thể hiện ở phần thực trạng về trình độ của CBQL tại bảng 2.5, vẫn còn một vài trường hợp CBQL có trình độ chuyên môn là trung cấp hay chỉ ở mức sơ cấp về trình độ chính trị. Điều này có thể lý giải tại sao còn một số ít giáo viên chưa thực sự đánh giá cao về năng lực của đội ngũ ban giám hiệu nếu như họ không nhanh chóng cải thiện về trình độ của mình.

Để có thể có một cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng của đội ngũ CBQL trường tiểu học, chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát các chi tiết liên quan đến công việc cụ thể trong công tác quản lý trường học.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 60)