0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Thực trạng về trình độ đội ngũ CBQL trường tiểu học

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57 -57 )

- Hoạt động văn hoá xã hội được đẩy mạnh nhằm phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục, thực

Biểu đồ 2.2: Số lượng HS tiểu học bỏ học và lưu ban từ năm

2.3.2. Thực trạng về trình độ đội ngũ CBQL trường tiểu học

Bên cạnh việc khảo sát về số lượng, chúng tôi tiếp tục khảo sát về trình độ đội ngũ CBQL trường tiểu học, mặc dù trình độ không phải là tất cả để đánh giá về chất lượng của đội ngũ CBQL nhưng cũng là một cơ sở quan trọng. Số liệu khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 sau đây:

Bảng 2.5: Thực trạng trình độ cán bộ quản lý các trường tiểu học Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ quản lý

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau Đại học Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý Chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý Số lượng 4 35 6 1 15 29 0 43 2 Tỷ lệ % 8.9 77.8 13.3 2.2 33.3 64.5 0 95.5 4.5 (Nguồn: Phòng GD-ĐT Quận 11)

Về trình độ chuyên môn thì có 100 % CBQL đạt chuẩn, trong đó 97.8% CBQL có trình độ trên chuẩn (từ cao đẳng và đại học trở lên), chỉ có 2.2% là đạt trình độ trung cấp nhưng cũng đạt chuẩn trung cấp sư phạm. Thế nhưng, trình độ của giáo viên tiểu học tại các trường hiện này là khá cao và nếu một thầy cô nào đó trong ban giám hiệu mà không chịu nâng cao trình độ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý đội ngũ giáo viên có trình độ từ cao đẳng và đại học trong trường dù rằng đôi khi chỉ vì những lý do hết sức tế nhị. Với phương châm là giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì chúng tôi cho rằng yếu điểm này cũng cần phải được quan tâm, khắc phục trong quá trình quy hoạch. Khảo sát trường hợp này, thì đây là một thầy hiệu trưởng đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, nhưng hiện giờ đã lớn tuổi nên cũng gặp nhiều hạn chế nhất định trong việc học tập nâng cao trình độ, thế nhưng chúng tôi cho rằng nếu trong quá khứ vài năm về trước nếu làm tốt công tác quy hoạch bồi dưỡng thì đã thúc đẩy được thầy hiệu trưởng này đi học nâng cao trình độ.

Tuy nhiên, một điều cũng đáng quan tâm là trong đội ngũ CBQL trường tiểu học Quận 11 hiện nay chưa có cá nhân nào đạt trình độ sau đại học, trong khi đó ở các cấp THCS và THPT tại quận đã có các thầy cô trong ban giám hiệu đạt trình độ sau đại học. Trong thời gian sắp tới cần phải có những biện pháp tích cực để bồi dưỡng sau đại học đối với đội ngũ CBQL trường tiểu học ở quận.

Khi xem xét về trình độ chính trị, có thể thấy rằng có 91.1% CBQL có trình độ trung cấp chính trị trở lên và đặc biệt là có 13.3% CBQL đạt trình độ cao cấp chính trị, đây là một con số đáng kể. Nhưng cũng còn 4 trường hợp (tương ứng 8.9%) CBQL chỉ đạt trình độ sơ cấp về chính trị, điều tra kỹ về những trường hợp này thì đây là những GV trẻ, mới được đề bạt làm CBQL, điều này cũng cho thấy công tác quy hoạch, bồi dưỡng cho đội ngũ kế cận thực hiện không tốt khi chưa bố trí cho các GV này đi học các lớp trung cấp chính trị hoặc các lớp cao hơn trong thời gian quy hoạch cán bộ. Trong thời gian tới, số CBQL này cần được nhanh chóng gửi đi học trung cấp chính trị để nâng cao về trình độ, có bản lĩnh vững vàng để đảm đương công việc quản lý tại trường.

Ngoài việc khảo sát về trình độ chuyên môn và chính trị, chúng tôi cũng khảo sát về việc các CBQL trường tiểu học đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hay chưa? Kết quả là có 95.5% CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý, chỉ có 2 trường hợp (tương ứng 4.5%) chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý. Khảo sát 2 trường hợp này, đó là 2 vị Hiệu phó, đối chiếu với khoản 2 điều 17 Điều lệ trường tiểu học quy định về việc người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý… thì để 2 trường hợp này giữ chức vụ Hiệu trưởng trong thời gian sắp tới thì nhất thiết phải được cử đi học chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Đây cũng được xem là một hạn chế trong công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực CBQL trường tiểu học tại quận 11.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 11 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 57 -57 )

×