Các quan điểm phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 97)

- Phương án 2: Dự báo tình hình phát triển HS tiểu học theo định hướng giáo dục của quận.

3.2.1.Các quan điểm phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước

* Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân."[39]

* Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (1993) đã nêu quan điểm chỉ đạo phát triển GD - ĐT:

- GD - ĐT cùng khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Giáo dục phải gắn chặt với yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại, giáo dục thường xuyên suốt đời.

- Đa dạng hoá hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. [12,tr.103]

* Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (1997) đã nêu rõ:

- Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có tri thức, kỹ năng.

- Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa

- Thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. - GD - ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

- Phát triển GD - ĐT gắn với nhu cầu phát triển KT – XH. [14,tr.103]

* Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"[17,tr.108]

* Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khoá IX đã đưa ra kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII, đồng thời xác định 3 nhiệm vụ cụ thể và 5 giải pháp chủ yếu để thúc đẩy GD - ĐT đến năm 2005 và 2010"

Nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng hiệu quả và đào tạo nhân tài. - Xây dựng hợp lý quy mô giáo dục.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Giải pháp:

- Đổi mới mạnh mẽ quản lý về giáo dục.

- Xây dựng và phát triển chương trình: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện"

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố, đồng thời phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục.

- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp toàn dân [16]

* Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 xác định quan điểm: - GD - ĐT là quốc sách hàng đầu.

- Phát triển giáo dục trên nền tảng những giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Xã hội hoá giáo dục, làm cho giáo dục - đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.

- Xây dựng một nền giáo dục phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, lấy mục tiêu đào tạo nhân lực làm trọng tâm.

- Xây dựng một nền giáo dục vừa đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người vừa có một cơ sở GD - ĐT chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và Quốc tế.

- Từng bước phát triển giáo dục dựa trên công nghệ thông tin.

- GD - ĐT phải góp phần chuẩn bị con người cho đất nước ta hội nhập thành công. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học ở quận 11 hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển nguồn nhân lực của quận nói riêng và của thành phố nói chung.

Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học, thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học, kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của quận 11, chúng tôi xin đề xuất một số phương hướng cụ thể để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học quận 11 trong giai đoạn 2010 – 2015 như sau:

- Phát triển đội ngũ CBQL ổn định về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

- Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gương mẫu chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu về lối sống, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, gắn bó mật thiết với nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Am hiểu về truyền thống và tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.

- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực dạy học và quản lý trường tiểu học, có sức khoẻ và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Từ những cơ sở lý luận trình bày ở chương 1, xuất phát từ thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học tại quận 11 ở chương 2 và những quan điểm về xây dượng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường tiểu học nói riêng, chúng tôi đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường tiểu học ở quận 11 giai đoạn 2010-2015.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở quận 11 – thành phố hồ chí minh (Trang 97)