Đặc điểm nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Khi khảo sát nội dung này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra xã hội học để làm công cụ điều tra nhằm giải quyết các yêu cầu của nội dung nghiên cứu, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.5 Đặc điểm nhân khẩu học của NTD TDTT (n = 1000)

Biến số Tần suất (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 526 43,4

Nữ 474 39,1

Lứa tuổi Dưới 20 tuổi 253 20,9

Từ 20 đến 30 tuổi 367 30,3 Từ 31 đến 40 tuổi 216 17,8 Từ 41 đến 50 tuổi 80 6,6 Từ 51 đến 60 tuổi 57 4,7

Trên 60 tuổi 25 2,1

Tình trạng hôn nhân Có gia đình 261 21,5

Chưa có gia đình 739 60,9 Trình độ học vấn THCS 21 1,7 THPT 337 27,8 THCN 82 6,8 Cao đẳng 113 9,3 Đại học 389 32,1 Sau Đại học 58 4,8

Thu nhập hàng tháng Dưới 3 triệu/tháng 263 21,7

Từ 3 đến 5 triệu/tháng 210 17,3 Từ 5 đến 8 triệu/tháng 303 25,0 Từ 8 đến 10 triệu/tháng 88 7,3 Từ 10 đến 15 triệu/tháng 61 5,0 Trên 15 triệu/tháng 75 6,2

Nghề nghiệp Hoc sinh, sinh viên 277 22,8

Công nhân viên chức 158 13,0 Văn hóa nghệ thuật 26 2,1

Nội trợ 27 2,2

Doanh nghiệp nước ngoài 41 3,4 Doanh nghiệp tư nhân 168 13,8 Doanh nghiệp nhà nước 41 3,4 Kinh doanh tại nhà 85 7.0

Về giới tính: dựa vào kết quả tỷ lệ khảo sát mẫu theo giới tính có sự chênh lệch rõ ràng, do lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, mẫu thu về có 526 người là nam (chiếm 43,4 %) và nữ có 474 người (chiếm 39,1 %).

Về lứa tuồi: theo kết quả khảo sát mẫu ở độ tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi có 367 người (chiếm 30,3%) chiếm đa số; kế đến là độ tuổi dưới 20 có 153 người (chiếm 20,9%); tiếp theo là ở độ tuổi từ 31 đến 40 có 216 người (chiếm 17,8%). Còn ở độ tuổi từ 41 đến 50, từ 51 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi phân bố lần lượt (là 6,6%, 4,7% và 2,1%). Nhìn chung các đối tượng tham gia khảo sát phân bổ đầy đủ ở mọi độ tuổi.

Về tình trạng hôn nhân: kết quả đối tượng diện khảo sát thuộc nhóm “Có gia đình” có 261 người (chiếm tỷ lệ 21,5%) và nhóm “Chưa gia đình” có 739 người (chiếm tỷ lệ 60,9%).

Về trình độ học vấn: kết quả khảo sát về học vấn cũng phân bổ không đồng đều, nhóm đã tốt nghiệp đại học chiếm đa số (chiếm 32,1%), kế đến là nhóm đối tượng đã có bằng trung học phổ thông (chiếm 27,8%), còn lại là nhóm có số người ít dưới 10% phân bố lần lượt thuộc trình độ THCS (chiếm 1.7%), THCN (chiếm 6,8%), cao đẳng (chiếm 9,3%), sau đại học (chiếm 4,8%).

Về thu nhập: kết quả khảo sát chỉ ra có gần 1/3 đối tượng có mức thu nhập hàng tháng cao nhất từ 5 đến 8 triệu/tháng (chiếm 25,0%); nhóm thu nhập dưới 3 triệu/tháng (chiếm 21,7%); nhóm có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/tháng (chiếm 17,3%); còn nhóm có thu nhập trung lưu từ 8 đến 10 triệu/tháng (chiếm 7,3%), hai nhóm đối tượng có thu nhập cao từ 10 đến 15 triệu đồng và trên 15 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 5,0% và 6,2%).

Về nghề nghiệp: kết quả khảo sát về ngành nghề lao động cho thấy nhóm học sinh, sinh viên chiếm số đông nhất (chiếm 22,8%); kế đến là nhóm không thuộc trong nhóm ngành nghề liệt kê trên (chiếm 14.6%); nhóm nhân viên thuộc doanh nghiệp tư nhân (chiếm 13,8%); tiếp theo đối tượng thuộc công nhân viên nhà nước (chiếm 13%); nhóm kinh doanh tại nhà (chiếm 7%). Các đối tượng còn lại chiếm tỷ

lệ thấp gồm doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 3,4%) và văn hóa nghệ thuật (chiếm 2,1%).

Phân tích kết quả khảo sát trên cho phép chúng tôi đánh giá về đặc điểm của mẫu khảo sát trong luận án (về nhân khẩu học) đó là những yếu tố cần thiết để định hướng, phát triển những hoạt động TDTT phù hợp với đặc điểm của NTD TDTT (người tập). Đây cũng là căn cứ để các nhà quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại CLB TDTT:

Đặc điểm mẫu khảo sát về giới tính, kết quả tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT giữa nam và nữ không có sự chênh lệch cao. Điều này cho thấy phụ nữ ngày càng tích cực tham gia hoạt động ngoài xã hội. Khoảng cách giữa nam và nữ tham gia hoạt động TDTT ngày càng thu hẹp, sự bình đẳng trong vai trò xã hội và gia đình giữa nam và nữ ngày càng được cải thiện, phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt động TDTT. Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý tại các CLB TDTT nói chung cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động các môn thể thao phù hợp và phải có chính sách khuyến khích sự tham gia tiêu dùng thể thao dành cho đối tượng là nữ.

Đặc điểm mẫu khảo sát về lứa tuổi: kết quả mẫu khảo sát người tham gia tiêu dùng thể thao tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi chiếm đa số. Đặc biệt ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi (chiếm tỷ lệ cao 30,3%), điều này cũng phù hợp với thời gian nhàn rỗi của đối tượng vì họ có thời gian nhàn rỗi nhiều nên việc tham gia vào hoạt động TDTT không những nâng cao về thể chất còn là hoạt động vui chơi nhằm giải tỏa áp lực các hoạt động sống, học tập và lao động nghề nghiệp. Đối với người tham gia TDTT ở độ tuổi từ 51 và 60 trở lên (chiếm tỷ lệ thấp 4,7%) cho thấy tuổi tác là yếu tố trở ngại nhất, sức khỏe là nguyên nhân quan trọng để họ tham gia hoạt động TDTT. Với kết quả mẫu khảo sát về cơ cấu độ tuổi sẽ giúp cho nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ TDTT có kế hoạch hoạt động phù hợp để nâng cao số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT ở các loại hình giải trí khác nhau cho phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động TDTT dành cho người lớn tuổi.

Mặt khác, số lượt người tham gia tập luyện ở các môn thể gia tăng thì doanh thu của CLB cũng tăng theo.

Đặc điểm mẫu khảo sát về tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn: kết quả khảo sát việc tham gia tiêu dùng thể thao tại các trung tâm và các CLB phù hợp với đặc điểm xã hội như người chưa có gia đình có tỷ lệ tham gia tiêu dùng TDTT cao hơn đã có gia đình, họ có thời gian rỗi nhiều hơn nên ngoài công việc đi làm họ dành nhiều thời gian cho việc giải trí bằng hình thức giải trí thể thao. Tương tự người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao và người có nghề nghiệp cũng có tỷ lệ tham gia vào hoạt động TDTT cao hơn… Điều này đã khẳng định nếu nền dân trí của xã hội phát triển cao và mức sống kinh tế ổn định thì mức độ tham gia hoạt động vào lĩnh vực TTGT của người dân càng cao. Thu nhập và trình độ học vấn của NTD cũng là yếu tố tác động tích cực đối với việc tham gia TDTT.

Tóm lại, việc khảo sát về đặc điểm, xu hướng tham gia TDTT ở từng lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội… Đây cũng là cơ sở để các nhà quản lý CLB nghiên cứu nhu cầu tham gia tiêu dùng TDTT cũng như việc khảo sát thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh và đề xuất các giải pháp phù hợp để thu hút mọi người có thể tham gia tập luyện TDTT tại CLB TDTT của mình.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 84)