Phân tích ma trận TOWS để định hướng chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 128)

doanh dịch vụ TDTT

Phân tích ma trận TOWS cho phép đề tài đưa ra các định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ TDTT, đề xuất các hướng chiến lược có thể thay thế để phát huy các điểm mạnh, loại bỏ hay giảm thiểu các điểm yếu, khai thác các cơ hội và hạn chế các nguy cơ trong kinh doanh dịch vụ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thiết lập ra ma trận TOWS, thông qua việc sử dụng điểm mạnh tận dụng cơ hội, tìm biện pháp khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội. Đồng thời sử dụng các

điểm mạnh để giảm khả năng ảnh hưởng của thách thức và hạn chế những điểm yếu trước các thách thức. Các chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT cho các CLB TDTT quần chúng được đề xuất cụ thể theo bảng 3.25:

Bảng 3.25 Phân tích hƣớng chiến lƣợc kinh doanh theo ma trận TOWS

Hƣớng chiến lƣợc S-O

Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc sử dụng điểm mạnh tận dụng cơ hội

Hƣớng chiến lƣợc W-O

Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội trong kinh doanh

1. Nhà nước khuyến khích các đơn vị đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ TDTT, nâng cấp hệ thống CSVC- kỹ thuật đáp ứng các hoạt động TDTT.

2. Các cơ sở quận, huyện có sự đầu tư về CSVC phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT và giải trí của người dân.

3. NTD có nhu cầu hưởng thụ thể thao giải trí do có thời gian rảnh rỗi nhiều. Do đó nhu cầu tham gia các hoạt động TDTT sẽ gia tăng. 4. Một số lượng lớn đối tượng NTD thể thao chấp nhận bỏ chi phí cao để tập luyện và yêu cầu cung cấp dịch vụ chất lượng.

5. Nhu cầu tiêu dùng và thưởng thức hoạt động TDTT ngày càng tăng, được mở rộng ở nhiều đối tượng do mức sống và điều kiện kinh tế phát triển.

6. Hoạt động thể thao đã thu hút nhiều đối tượng quan tâm khi được xem là nhu cầu vận động và trở thành phương tiện nâng cao giá trị

1. Thiếu các công trình tập luyện TDTT và TTGT cho nhi đồng, thiếu niên và người lớn tuổi. Các dịch vụ TDTT chưa đa dạng và chưa chuyên nghiệp.

2. Thiếu chính sách định hướng, hỗ trợ và chiến lược phát triển cụ thể từ các đơn vị chủ quản và ban ngành liên quan.

3. Chưa xây dựng cơ sở pháp lý cho hành vi kinh doanh TDTT để có thể phát triển tối đa khía cạnh kinh tế của thể thao. 4. Chưa có chiến lược kinh doanh định vị thị trường mục tiêu và xây dựng hệ thống phân khúc khách hàng mục tiêu là các đối tượng NTD có thu nhập cao.

5. Thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh TDTT, nên chưa nhận thấy thể thao là mũi nhọn để khai thác khía cạnh kinh tế.

6. Một số người dân chưa có nhận thức rõ ràng về các hình hoạt động và lợi ích của TDTT đối với sức khỏe của người.

cuộc sống.

7. Ngành kinh doanh TTGT hiện nay ở Tp.HCM đã có chiều hướng phát triển nhanh, mạnh ở một số nhóm môn thể thao mạo hiểm.

7. Các nhà quản lý chưa chủ động nắm bắt các xu hướng phát triển mới trong thị trường kinh doanh TTGT quốc tế và thế giới.

Hƣớng chiến lƣợc S-T

Sử dụng các điểm mạnh để giảm khả năng ảnh hưởng của thách thức trong kinh doanh

Hƣớng chiến lƣợc W-T

Xây dựng kế hoạch và giải pháp phát triển kinh doanh để hạn chế những điểm yếu trước các thách thức

1. Chủ trương xã hội hóa và khuyến khích của nhà nước đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh TDTT đem lại nhiều lợi nhuận bù đắp cho việc cấp NSNN.

2. Đảm bảo việc tiết kiệm các nguồn NSNN của nhà nước, các đơn vị Sự nghiệp kinh doanh có hiệu quả, điều đó sẽ quay trở lại thúc đẩy sự phát triển của Ngành TDTT. 3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ TDTT tại Tp.HCM phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người dân.

4. Các tổ chức hoạt động kinh doanh TDTT do doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao so với tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội. 5. Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của các CLB TDTT quần chúng được NTD đánh giá chỉ đạt trên mức trung bình. Có thể xem đó là

1. Nhà nước chỉ tham gia với tư cách định hướng nên để các chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi kinh doanh theo quy luật của thị trường và tuân thủ pháp luật điều chỉnh hành vi kinh doanh thương mại.

2. Các cấp lãnh đạo nhìn nhận và mạnh dạn chuyển đổi cơ chế quản lý sang Tự hạch toán thu chi đúng theo tinh thần xã hội hóa.

3. Lĩnh vực xúc tiến thương mại thông tin tuyên truyền, marketing và chiêu thị cho ngành kinh doanh TDTT đến với NTD còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức hoạt động kinh doanh chưa cao nên chưa kích thích sự tăng trưởng trong kinh doanh thể thao.

5. Cần thiết phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO quy chuẩn và các thủ tục giúp cho từng bộ phận căn cứ vào đó

một dấu hiệu cảnh báo cho các CLB TDTT trong việc cung ứng dịch vụ.

6. Việc tiến hành các nghiên cứu khoa học về hoạt động TDTT là cơ sở cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh thể thao trong tương lai. 7. Việc thành lập Hiệp hội TTGT là cơ hội quảng bá các hoạt động TTGT cho người dân thành phố.

8. Xu hướng hoạt động TDTT tại Tp.HCM phát triển ngày càng đa dạng, chuyên nghiệp và mở rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người dân, trong đó việc kinh doanh TDTT đóng vai trò đáng kể. 9. Hiện nay, tại Tp.HCM có 5 trường đại học đào tạo chuyên ngành GDTC, đây cũng là cơ hội chiến lược cho việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực TDTT trong tương lai.

để thực hiện một cách hiệu quả và thống nhất.

6. Sự phối hợp, cộng tác giữa các ban ngành chức năng có liên quan chưa chặt chẽ và đồng bộ.

7. Các loại hình giải trí, văn hóa nghệ thuật khác tác động ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động TDTT của người dân. 8. Trình độ chuyên nghiệp của nhân sự trong Ngành TDTT tại các tổ chức kinh doanh tại Tp.HCM vẫn là một vấn đề cần sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc và hợp lý.

9. Trình độ chuyên nghiệp hóa là một vấn đề thách thức đối với các nhà quản lý, cần đầu tư nghiêm túc về chất lượng đào tạo và tuyển chọn bổ sung nguồn nhân sự.

Nhận xét chung:

Từ qua kết quả phân tích thực trạng trên cho phép chúng tôi nhận định chất lượng dịch vụ TDTT là một trong những nhân tố rất quan trọng trong kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ TDTT nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì các nhà quản lý CLB TDTT cần chú ý ưu tiên cải tiến các tiêu chí trên thì sẽ làm gia tăng sự hài lòng của NTD TDTT. Điều đó có nghĩa sẽ lập lại hành vi tiêu dùng của người tập luyện TDTT, đồng nghĩa sẽ làm gia tăng về doanh thu vì hiệu quả kinh doanh được thể hiện bởi giá trị gia tăng số lượng NTD TDTT. Nếu các nhà quản lý các CLB TDTT kinh doanh có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc tiêu dùng TDTT của người dân ở Tp.HCM sẽ gia tăng. Điều đó sẽ thúc đẩy các hoạt động tập luyện TDTT nhằm tăng cường sức khỏe, vui chơi giải trí của người dân Thành phố sẽ gia tăng.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia tập luyện TDTT của NTD, bên cạnh việc phân tích hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại 06 CLB TDTT, đồng thời cũng đã nhận diện được các nhân tố chính làm ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch TDTT đối với NTD. Bên cạnh đó, còn cho thấy

giá trị vô hình từ kinh doanh dịch vụ TDTT trong phúc lợi cộng đồng mà các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM đã và đang thực hiện đồng thời hai chức năng xã hội và chức năng kinh tế: (1) Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; (2) Giảm tỉ lệ chi NSNN cho Ngành TDTT đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển Sự nghiệp TDTT. Đó chính là chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến 2020.

Tóm tắt mục tiêu 2

Kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM cho thấy:

1. Tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT ở cả 2 loại hình có tăng nhưng không đáng kể chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT của Thành phố trong thời gian qua dù có tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của Thành phố.

2. Các hình thức hoạt động TDTT quần chúng của người dân ở Tp.HCM khá phong phú, đa dạng ở các môn và cả hình thức tập luyện TDTT (Chạy bộ, Bơi lội, Đi tập thể dục tại CLB, Đi cắm trại, Câu cá và Chơi Bowlling, Tennis, cầu lông, Thể dục thẩm mỹ).

3. Với 16 động cơ được khảo sát cho thấy những động cơ thuộc nhóm tăng cường sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, trong đó yếu tố “Tăng cường sức khỏe” là mục tiêu quan trọng nhất (chiếm 63,2%).

4. Các yếu tố cản trở hoạt động TDTT của người tiêu dùng TDTT nhiều nhất là “Không có thời gian tập” và “Áp lực công việc” có giá trị trung bình (mean: 1.66 và 1.72).

5. Trên cơ sở tích hợp 02 mô hình đánh giá thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL & GRONROOS, đề tài đã xây dựng được thang đo riêng cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ tại một số câu CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM với 03 thành phần: Phương thức kinh doanh, Chất lượng cung ứng dịch vụ và Chất lượng kỹ thuật với 12 tiêu chí.

6. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về môi trường kinh doanh dịch vụ TDTT tại 6 các CLB TDTT quần chúng, thông qua việc thiết lập ra ma trận TOWS, đề tài đã đề xuất 04 hướng chiến lược kinh doanh: (1) Hướng chiến lược phát triển thị trường TDTT; (2) Hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực kinh doanh TDTT; (3) Hướng chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ TDTT; (4) Hướng chiến lược tăng cường truyền thông narketing, tiếp thị hình ảnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 128)