Các động cơ tham gia hoạt động TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 94)

Động cơ tham gia các hoạt động TDTT của NTD TDTT là câu hỏi có nhiều sự lựa chọn, nên chúng tôi sử dụng phương pháp đa phản hồi (Multiple response analysis) để thống kê và sắp xếp thứ tự các động cơ tác động đến sự tham gia của NTD TDTT.

Kết quả biểu đồ 3.5 với 16 động cơ được khảo sát cho thấy những động cơ thuộc nhóm sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, trong đó yếu tố “Tăng cường sức khỏe” là mục tiêu quan trọng nhất (chiếm 63,2%), tiếp theo là yếu tố “Chữa bệnh” (chiếm 55%), “Phòng bệnh” (chiếm 48,3%), yếu tố do “Sự hấp dẫn của thể thao” (chiếm 44,6%), yếu tố “Tăng tuổi thọ” và yếu tố “Giải trí tinh thần” có tầm quan trọng được NTD TDTT lựa chọn tương đương nhau (39,5% và 38,7%).

Các động cơ thuộc về mức độ ảnh hưởng từ thông tin nằm ở nhóm tuyên truyền được đánh giá không cao. Có thể kết luận là công tác thông tin, tuyên truyền và marketing các hoạt động về TDTT tại các trung tâm, các CLB TDTT còn yếu, thiếu thông tin, cần phải được đầu tư và phát triển thêm.

Biểu đồ 3.5: Động cơ tham gia hoạt động TDTT

Nghiên cứu của Cục thống kê Úc về động cơ tham gia của người dân trong các hoạt động thể thao và giải trí (2007) [124], thì tốp 5 các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân đó là “Sức khỏe” (chiếm 54,2%), “Ảnh hưởng của thể thao” (chiếm 21,6%), “Giải trí về tinh thần” (chiếm 7,5%), “Ảnh hưởng của gia đình”

(chiếm 9,8%) và “Tác động của xã hội” (chiếm 6,9%). Nhìn chung, so sánh với kết quả nghiên cứu trên, các động cơ tác động đến sự tham gia hoạt động thể thao của NTD ở Tp.HCM phù hợp với quan điểm của NTD ở các nước phát triển trên thế giới.

Tóm lại, từ phân tích trên có thể thấy hoạt động TDTT đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong nhu cầu hưởng thụ, khiến hoạt động TDTT và tiêu dùng TDTT trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Sự thay đổi về quan niệm trên sẽ nâng cao giá trị của cuộc sống, khi càng có nhiều người tham gia vào hoạt động thể thao thì Sự nghiệp TDTT sẽ không ngừng phát triển và được mở rộng. Trên cơ sở đó, thị trường thể thao sẽ phát triển, đồng nghĩa sẽ kích thích các ngành kinh doanh có liên quan cũng phát triển, điều đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 94)