Thời gian nhàn rỗi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 90)

Khảo sát về thời gian nhàn rỗi của NTD TDTT tại 06 CLB bao gồm cả thời gian rảnh rỗi trong ngày, ngày trong tuần và cuối tuần. Kết quả bảng 3.8 mô tả thời gian nhàn rỗi trong ngày của NTD TDTT mà đề tài khảo sát có mức dao động (từ 2 đến 4 giờ) chiếm số lượng đông nhất.

Kết quả thời gian nhàn rỗi trong ngày dưới 2 giờ (chiếm 57%), kế đến từ 2 đến 3 giờ (chiếm 13,9%) và sau cùng là từ 3 giờ đến 4 giờ (chiếm 5,9%). Thời gian nhàn rỗi ngày cuối tuần chiếm số lượng động nhất tăng vọt lên đến trên 5 giờ/ngày (chiếm 22,3%), tiếp theo là thời gian nhàn rỗi từ 2 đến 3 giờ (chiếm 21,2%), còn thời gian nhàn rỗi dưới 2 giờ (chiếm 18,1%).

Bảng 3.8 Thời gian nhàn rỗi dành cho hoạt động TDTT (n = 1.000) Thời gian nhàn rỗi trong ngày

Ngày trong tuần Ngày cuối tuần Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Thời lƣợng Dưới 2 giờ 691 57,0 219 18,1 Từ 2 đến 3 giờ 169 13,9 257 21,2 Từ 3 đến 4 giờ 72 5,9 125 10,3 Từ 4 đến 5 giờ 39 3,2 129 10,6 Trên 5 giờ 29 2,4 270 22,3

Trong những ngày cuối tuần thì thời gian nhàn rỗi nhiều, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng TDTT là nhu cầu bức thiết trong cuộc sống, vì mức thu nhập được nâng cao thì họ sẽ nghĩ đến nhu cầu chất lượng sống, đó là nhu cầu được hưởng thụ để nâng cao giá trị tinh thần mà dịch vụ TDTT đem lại cho họ vào những ngày cuối tuần. Từ thực tiễn này, đòi hỏi các nhà quản lý CLB phải nghiên cứu thời gian hoạt động phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người tham gia tập luyện TDTT phù hợp với thời gian nhàn rỗi của họ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 90)