Cơ cấu nguồn lao động TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 97)

Bảng 3.9 Tình hình cơ cấu nguồn lao động năm 2013 Chỉ tiêu

Loại hình kinh doanh

So sánh Sự nghiệp Tự hạch toán Số LĐ (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số LĐ (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Nguồn lao động Tổng số lao động 276 100 143 100 - 133 51,8 Biên chế 80 29,0 75 52,4 - 5 93,8 Hợp đồng 69 25,0 34 23,8 - 35 49,3 Cộng tác viên TDTT 113 40,9 19 13,3 - 94 16,8 Khác 14 5,1 13 9,1 -1 92,9 2. Phân theo trình độ Trên Đại học 4 1,4 2 1,4 - 2 50,0 Đại học, Cao đẳng 199 72,1 67 46,9 - 132 33,7 Trung cấp 22 8,0 5 3,5 - 17 22,7 Sơ cấp 51 18,5 69 48,3 18 135,3

3. Phân theo giới tính

Lao động nam 185 67,0 98 68,5 - 87 53,0

Lao động nữ 91 33,0 45 31,5 - 46 49,5

(Nguồn trích: Báo cáo hoạt động TDTT của các CLB TDTT năm 2013)

(1) Nguồn lao động: Ở loại hình Tự hạch toán có tổng số lao động trong năm 2013 là 143 người ít hơn 133 người (chiếm tỷ lệ 51,8%) so với loại hình Sự nghiệp là 276 người. Số lao động trong diện biên chế ở loại hình Sự nghiệp là 80 người (có tỷ trọng 29%) và ở loại hình Tự hạch toán là 75 người (có tỷ trọng 52,4%). Nhìn chung cho thấy số lao động ở diện này được phân bổ tương đối đồng đều cho cả 2 loại hình kinh doanh.

Số lao động trong diện hợp động ở loại hình Sự nghiệp có 69 người/năm (có tỷ trọng 25%), có độ chênh lệch khá cao so với loại hình Tự hạch toán chỉ có 34 người/năm (có tỷ trọng 23,8%). Số lượng cộng tác viên ở loại hình Sự nghiệp với tổng số 119 người/năm (có tỷ trọng 40,9%), trong khi đó ở loại hình Tự hạch toán chỉ có 19 người/năm (có tỷ trọng 14,7%) thấp hơn nhiều.

(2) Phân theo trình độ: Theo báo cáo cuối năm 2013 cho thấy ở 2 loại hình kinh doanh này cũng tổ chức đào tạo HLV, trọng tài nâng cao nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như cử đi học ở các trường đại học, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cũng như việc đào tạo tại chỗ thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát triển về nghiệp vụ. Với đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn ở loại hình Sự nghiệp phân bổ cao hơn ở loại hình Tự hạch toán, cho thấy phần lớn họ đều được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

(3) Phân theo giới tính: Số lao động nam ở cả 2 loại hình kinh doanh trên đều cao gấp 2 lần số lao động nữ nhưng lại có tỷ trọng tương đương nhau, số lao động nam (67% và 68,5%) và nữ (33,0% và 31,5%). Điều này cho thấy khoảng cách giữa nam và nữ tham gia vào lĩnh vực TDTT ngày càng thu hẹp, cho thấy sự bình đẳng trong vai trò xã hội và gia đình giữa nam và nữ ngày càng được cải thiện, phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt động TDTT.

Tóm lại, từ phân tích thực trạng trên các nhà quản lý các CLB TDTT thuộc loại hình Sự nghiệp cần có sự bố trí lao động phù hợp cho từng bộ phận, tạo nên kết cấu hợp lý, giảm được số lượng người lao động mà năng suất lao động vẫn tăng cao. Từ đó, có thể định hướng giải pháp phát triển nguồn lực TDTT mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh TDTT nhằm tăng tối đa lợi nhuận để đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy, quản trị nguồn nhân lực của các CLB TDTT luôn được coi là năng lực cốt lõi, đóng góp cho sự thành công của họ trên các khía cạnh: chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng và năng suất làm việc, đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 97)