Vị trí của tiêu dùng TDTT trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tiêu dùng xã hội bao gồm tiêu dùng sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Tiêu dùng tập luyện TDTT là tiêu dùng nhằm hoàn thiện thể chất con người tăng cường sức khỏe, vui chơi giải trí tinh thần còn gọi là tiêu dùng không thiết yếu hay là tiêu dùng thứ cấp. Hoạt động tập luyện TDTT với khái niệm tiêu thụ trả tiền là phạm trù kinh tế, cho nên chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và khi mức sống của con người đã dược nâng lên mức nhất định, họ sẵn sàng chi trả để có được sự dịch vụ thỏa đáng. Xét về vai trò, vị trí tiêu dùng tập luyện TDTT trong tiêu dùng đời sống xã hội với hàm ý phát triển thị trường dịch vụ TDTT trong một xã hội văn minh tiến bộ.

Tiêu dùng tập luyện TDTT là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội để tăng cường sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ con người. Cùng với sự thành lập thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trình độ sản xuất xã hội không ngừng nâng cao, mức đời sống của người dân, cơ cấu tiêu dùng, ý thức tiêu dùng và thói quen tiêu dùng cũng có những thay đổi rõ rệt. Cùng với sự phát triển đó, lĩnh vực tiêu dùng tập luyện TDTT đã và đang không ngừng phát triển.

Nếu không có sản xuất thì không có tiêu dùng nhưng không có tiêu dùng cũng không có sản xuất vì mất đi mục đích của sản xuất. Sản xuất quyết định tiêu dùng, tiêu dùng là động cơ ngược lại của sản xuất, đó là nhận thức cơ bản trong kinh tế học. Quan hệ tiêu dùng xã hội là một mặt quan trọng của quan hệ sản xuất xã hội. Bởi vì, tiêu dùng khi nào cũng được xác định bởi mối quan hệ sản xuất nhất định. Trình độ phát triển sức sản xuất xã hội càng cao, tốc độ phát triền kinh tế cao, sẽ kéo theo sự phát triển nhanh về nhu cầu tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng, sự phát triển của mức tiêu dùng. Tiêu dùng xã hội có thể phân thành tiêu dùng cho đời sống cộng đồng (tập thể) và tiêu dùng cho đời sống cá nhân [15],[21]. Tiêu dùng cho đời sống cá nhân có thể phân loại theo các góc độ khác nhau:

Từ góc độ thỏa mãn nhu cầu con người: có thể phân thành tiêu dùng để tồn

tại, tiêu dùng để phát triển và tiêu dùng để hưởng thụ.

Từ góc độ hiệu quả và chức năng thỏa mãn nhu cầu: có thể phân thành tiêu

dùng cho ăn, ở, mặc…

Từ góc độ giá trị của hàng hóa: có thể phân thành hạng cấp thấp, hạng trung bình, hạng cao cấp.

Từ góc độ tính chất của nhu cầu con người: có thể phân thành tiêu dùng

dịch vụ, tiêu dùng tinh thần, tiêu dùng vật chất.

Như vậy, ba mặt của tiêu dùng để tồn tại, để phát triển, để hưởng thụ khó tách rời, chỉ có giới hạn tương đối và luôn biến động. Tiêu dùng TDTT thuộc loại tiêu dùng để phát triển và để hưởng thụ. Tiêu dùng TDTT là bộ phận quan trọng của tiêu dùng hưởng thụ và giải trí của xã hội. Khi kinh tế của xã hội phát triển, thời

gian nhàn rỗi nhiều, thể thao giải trí đáp ứng sự đáp ứng sự phát triển này của xã hội, trở thành một loại trào lưu thời thượng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)