Phân bổ nguồn kinh phí phát triển Ngành TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Căn cứ số liệu thu thập tại bảng 3.2 cho thấy nguồn kinh phí chi phát triển Sự nghiệp TDTT cho cả 2 loại hình kinh doanh tập trung vào 2 nội dung ở bảng 3.2:

Bảng 3.2 Thống kê NSNN cấp cho Ngành TDTT năm 2013 (đv: ngàn đồng) Chỉ tiêu

UBNN Quận Sở VH&TT – LĐLĐ

Loại hình Sự nghiệp Loại hình Tự hạch toán

TT. TDTT Quận 1 TT.TDTT Quận 3 TT.TDTT Quận 8 Tp.HCM CVHLĐ NTL TT Phú Thọ TT.TDTT Hoa lư

1. Chi cho hoạt động Ngành TDTT

Đào tạo 9,360 25,596,763 960,000 Hoạt động thường xuyên 15,135,238 1,610,000 919,463 4,866,000 1,230,000 Chi khác 1,928,000 455,214 38,423,900 Tổng cộng 15,144,598 3,538,000 1,374,673 68,886,663 2,190,000 2. Chi xây dựng và sửa chữa CSVC

Chi từ NSNN 30,755,502 952,060 990,900 Huy động ngoài NSNN 200,000 1,200,000 2,485,700 460,000 Nguồn khác 3,221,293 186,000 Tổng cộng 31,077,695 1,152,060 1,200,000 3,476,600 646,000

(Nguồn: Trích Báo cáo của Sở VH&TT Tp.HCM và Quy hoạch phát triển ngành TDTT Tp.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025)

(1) Nguồn kinh phí chi cho hoạt động Ngành TDTT phân bổ không đồng đều, tập trung vào 3 lĩnh vực:

Chi đào tạo: Ở loại hình Sự nghiệp chi đào tạo năm 2013 trên 1 tỷ đồng cho TT. TDTT Quận 1, còn các TT. TDTT khác thấp hơn 1 tỷ. Mặt khác, ở NTL Thể thao Phú Thọ nguồn kinh phí chi cho đào tạo lại cao trên 25 tỷ đồng. Cho thấy nguồn chi này rất lớn so với các TT. TDTT khác. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực TDTT cần chú ý nâng tỷ lệ chi cho đào tạo lớn hơn so với thực tế hiện nay.

Chi hoạt động thường xuyên: Trong năm 2013 nguồn ngân sách chi cho TT. TDTT Quận 1 trên 15 tỷ đồng, còn các TT. TDTT khác được chi thấp hơn. Nhìn chung nguồn chi ngân sách phân bổ cho các TT. TDTT không đồng đều.

Chi nguồn khác: Chỉ có TT. TDTT Quận 3 có nguồn chi này trên 30 tỷ đồng. Từ kết số liệu thu thập trên cho thấy các đơn vị sự nghiệp TDTT được Nhà nước quan tâm đầu tư để phát triển sự nghiệp TDTT. Nên việc cấp kinh phí từ NSNN cho công trình TDTT không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho lĩnh vực TDTT có tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó nhu cầu đầu tư là rất lớn so với tình hình phát triển của Thành phố.

(2) Nguồn kinh phí chi xây dựng CSVC - kỹ thuật cơ bản phân bổ không đồng đều bao gồm 3 nguồn chi:

Chi từ NSNN: Kinh phí từ NSNN trong năm 2013 chi nhiều nhất cho TT. TDTT Quận 3 trên 30 tỷ đồng, kế đến là TT. TDTT Quận 8 là 952,060 ngàn đồng và NTL Thể thao Phú Thọ là 990 triệu đồng. Nhìn chung, các TT. TDTT có ngân sách chi đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho thể thao còn ít, vì vậy nguồn đầu tư ngân sách chi lớn là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển các lĩnh vực TDTT phục vụ nhu cầu tham gia tập luyện của quần chúng nhân dân.

Chi nguồn huy động ngoài NSNN: Chỉ có NTL Thể thao Phú Thọ có nguồn chi này cao nhất trên 2 tỷ đồng, kế đến là CVHLĐ là 1 tỷ 2, TT. TDTT Hoa Lư có nguồn chi này trên 1 tỷ đồng và thấp nhất là TT. TDTT Quận 8 là 200 triệu đồng.

Nguồn khác: Chỉ có trung tâm TDTT Quận 3 có nguồn chi này trên 3 tỷ đồng, còn các trung tâm khác hầu như không có.

Xét số liệu tổng hợp ở bảng 3.2 ở loại hình Sự nghiệp trong năm 2013 với tổng kinh phí chi từ NSNN đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp CSVC – kỹ thuật phục vụ cho TDTT quần chúng là 32,229,755 ngàn đồng, cao hơn so với loại hình Tự hạch toán chỉ có 4,123,200 ngàn đồng. Từ thực trạng trên bước đầu cho phép đi đến một số nhận xét:

Chủ trương xã hội hóa TDTT đã phát huy tác dụng tốt để giải quyết nhu cầu đầu tư xây dựng CSVC để phát triển sự nghiệp TDTT. Hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT của Thành phố trong thời gian qua dù có tăng trưởng nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Nguồn NSNN đầu tư cho công trình TDTT là rất lớn, nguồn đầu tư này cần được hỗ trợ từ Chính phủ và đối ứng từ các địa phương, hoặc giữa các tổ chức của Nhà nước và tư nhân.

Cần thiết phải lựa chọn cơ chế đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để có khả năng thúc đẩy việc xây mới các công trình TDTT và quản lý hiệu quả nhất.

Tóm lại, với chính sách đẩy mạnh xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành quả. Hiện nay, một bộ phận tác nghiệp của TDTT chuyển mạnh sang cơ chế hoạch toán kinh tế, nhiều thành phần xã hội đã trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ TDTT góp phần nâng cao chất lượng nhu cầu tiêu dùng TDTT của đông đảo người dân Thành phố. Vì thế, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý CLB TDTT cần đưa ra các tiêu chuẩn nhằm xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực kinh doanh TDTT phù hợp với quy luật và xu hướng hội nhập thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)