Các loại hình tổ chức kinh doanh dịch vụ TDTT ở nước ta

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Theo Luật thể dục, thể thao được Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành 2006, trong đó đề cập đến 04 loại tổ chức có chức năng cung cấp (kinh doanh) dịch vụ TDTT (Điều 49, 52, 56 và 60 Luật TDTT) [60]:

- Trung tâm hoạt động thể thao; - Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao;

- CLB thể thao chuyên nghiệp; - Hộ kinh doanh hoạt động thể thao.

Trong đó, khái niệm Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao là một khái niệm có phạm vi rất rộng bao gồm: Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập và Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập.

Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập: Các cơ sở TDTT có chức năng dịch vụ sự nghiệp công của Bộ, tỉnh, thành phố hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ [90]. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí). Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (còn gọi là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; Tăng nguồn các đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập: là khái niệm có ngoại diện rất rộng: “Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư thành lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật” (Điều 15 nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao 12/2007/NĐ-CP) [60].

Dựa vào điều luật trên cho thấy các loại hình kinh doanh dịch vụ TDTT ở Việt Nam rất đa dạng, từ công lập đến ngoài công lập, từ các đơn vị sự nghiệp TDTT đến các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư. Từ đó, cho thấy các loại hình kinh doanh dịch vụ TDTT này có điểm chung là sự tự nguyện của người tham gia dịch vụ, sự tự bảo đảm hoặc đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hội thảo khoa học thể thao Trung Quốc và Học viện thể thao Hồng Kông đã xuất bản “Từ điển khoa học thể dục thể thao”, Nxb Giáo dục đại học, 2000 [39]. Trong Tự điển này đưa ra khái niệm: Câu lạc bộ TDTT là một hình thức tổ chức hoạt động TDTT có cơ sở vật chất ổn định, có hướng dẫn, có kế hoạch được thành lập theo trình tự pháp luật để tập họp những người có cùng hướng,... đạt được mục tiêu nhất định thông qua hoạt động TDTT. Hiện nay CLB TDTT có 3 loại:

- Câu lạc bộ TDTT nhà nghề;

- Câu lạc bộ TDTT quần chúng (sức khỏe, giải trí) kinh doanh dịch vụ;

- Câu lạc bộ TDTT quần chúng mang tính xã hội và miễn thuế.

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi thuộc loại thứ (2) Câu lạc bộ TDTT quần chúng kinh doanh dịch vụ.

Ở nước ta, trong các văn bản pháp quy của Nhà nước có hai loại hình CLB TDTT. Đó là, Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệpCâu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở (theo điều 49 của Luật thể dục, thể thao) [42]:

- CLB thể thao chuyên nghiệp: là doanh nghiệp tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện đào tạo, huấn luyện VĐV và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; kinh

doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thể thao và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. CLB thể thao chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp, nên vừa chịu sự điều tiết của Luật TDTT vừa chịu sự điều tiết của Luật doanh nghiệp. CLB thể thao chuyên nghiệp tuy cũng có chức năng kinh doanh dịch vụ TDTT, tuy nhiên chức năng này có đối tượng sử dụng dịch vụ khá hạn hẹp và chuyên nghiệp hơn, không mang tính đại chúng.

- CLB TDTT cơ sở: là tổ chức tự nguyện, được thành lập tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ...[92]. CLB TDTT cơ sở có chức năng tuyên truyền, vận động những người có cùng sở thích để tự nguyện tổ chức, phổ biến, hướng dẫn hoạt động TDTT nhằm thoả mãn nhu cầu rèn luyện thân thể, vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần và nâng cao thành tích thể thao cho người tập. Rõ ràng là CLB TDTT cơ sở cũng không có chức năng kinh doanh dịch vụ TDTT.

Như vậy, khái niệm “CLB TDTT quần chúng” được sử dụng trong luận án bao gồm các đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh dịch vụ TDTT (Trung tâm hoạt động thể thao, Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao), tự bảo đảm hoặc đảm bảo một phần kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, khái niệm CLB thể thao chuyên nghiệp và CLB TDTT cơ sở không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Vì đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh doanh dịch vụ của các CLB TDTT quần chúng (đơn vị TDTT sự nghiệp TDTT công lập) như đã phân tích như trên, nên đứng trên góc độ quản lý tài chính nhà nước, theo chúng tôi cần quan tâm tới cách phân loại nguồn tài chính cung cấp cho các đơn vị này. Với cách phân loại trên, trong luận án chúng tôi tạm chia thành 2 loại hình kinh doanh:

(1) Các đơn vị sự nghiệp TDTT công lập được NSNN cấp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (trong luận án quy phạm vào loại hình Sự nghiệp) .

(2) Các đơn vị sự nghiệp TDTT công lập chỉ đảm bảo một phần NSNN hoặc tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động thường xuyên (trong luận án quy phạm vào loại hình Tự hạch toán). Cụ thể theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ TDTT

Loại hình Sự nghiệp gồm: Trung tâm TDTT Quận 1, Trung tâm TDTT Quận 3, Trung tâm TDTT Quận 8. Các đơn vị này được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để đảm bảo hoạt động cho đơn vị và kinh phí được cấp theo nguyên tắc không bồi hoàn. Hoạt động của đơn vị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao bằng NSNN. Điều đó đòi hỏi phải quản lý đúng chi tiêu, đúng mục đích trong phạm

CÁC TỔ CHỨC CÓ CHỨC NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ TDTT Trung tâm hoạt động thể thao (1) Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao (2) CLB thể thao chuyên nghiệp (3)

Đơn vị sự nghiệp TDTT công lập

( NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên)

Đơn vị sự nghiệp TDTT công lập

(đảm bảo một phần NSNN hoặc tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động

thường xuyên) Trung tâm TDTT Quận 1 Trung tâm TDTT Quận 3 Trung tâm TDTT Quận 8 Cung văn hóa Lao động Tp. HCM Nhà tập luyện Thể thao Phú Thọ Trug tâm TDTT Hoa Lƣ Hộ kinh doanh hoạt động thể thao (4) Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập Đơn vị sự nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vi dự toán của từng nguồn kinh phí, từng nội dung theo tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Đặc điểm nổi bật trong công tác quản lý các nguồn kinh phí của đơn vị là coi trọng công tác dự toán. Dự toán ngân sách của đơn vị là cơ sở cho quá trình chấp hành quá trình quyết toán NSNN, mọi khoản chi tiêu không được nằm ngoài các mục chi theo quy định của NSNN.

Loại hình Tự hạch toán gồm: NTL Thể thao Phú Thọ, TT. TDTT Hoa Lư, CVHLĐ Tp.HCM. Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN cấp một phần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị. Khoản thu của các đơn vị không vì mục đích lợi nhuận, mục đích của các khoản thu này nhằm xóa bỏ dần tình trạng bao cấp qua ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát từ NSNN, Nhà nước vẫn giữ vai trò đầu tư chủ yếu bằng đất đai, đầu tư xây dựng.

Theo quan điểm trên, dưới góc độ nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh TDTT, khi các đơn vị sự nghiệp TDTT chuyển sang cơ chế cung ứng dịch vụ thì họ phải khai thác hiệu quả tài sản TDTT (phúc lợi và lợi nhuận). Hay nói cách khác, khi cung ứng dịch vụ TDTT phải thu phí dịch vụ (tổng hòa giữa lợi nhuận và phúc lợi xã hội), phải hạch toán (doanh thu, chi phí), phải nâng cao việc quản lý tài chính để xác định: hiệu quả hoạt động kinh doanh, những điểm mạnh và điểm yếu, những khó khăn hiện tại cung như khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro về tài chính của đơn vị.

Hiện nay, cách quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp TDTT có thể theo một số hình thức hóa: Thứ nhất, là quản lý dự toán toàn bộ kinh phí; Thứ hai, là quản lý dự toán dưới hạn ngạch; Thứ ba, là quản lý theo hình thức tự thu tự chi;

Thứ tư, là quản lý theo hình thức xí nghiệp hóa (tự hạch toán độc lập), cụ thể ở bảng 1.5:

Bảng 1.5 Quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp TDTT Tiêu chí

Đơn vị sự nghiệp TDTT Loại hình Sự nghiệp

( NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên)

Loại hình Tự hạch toán

(đảm bảo một phần NSNN hoặc tự chủ hoàn

toàn chi phí hoạt động thường xuyên)

Kỳ lập

dự toán Hàng năm Lập cho 3 năm liên tục

Căn cứ lập dự toán

- Chức năng, nhiệm vụ được giao - Các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước

- Chức năng, nhiệm vụ được giao - Nhiệm vụ của năm kế hoạch

- Chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt

- Kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề

Thực hiện dự toán

- Tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước trong phạm vi dự toán được duyệt

- Thực hiện theo quy chế thu, chi nội bộ

- Được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi cho phù hợp với thực tế của đơn vị

Quyết toán

- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết phải nộp vào NSNN hoặc giảm trừ dự toán năm sau trừ trường hợp đặc biệt

- Theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.

- Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Từ những phân tích trên cho thấy các đơn vị sự nghiệp TDTT không thực hiện cơ chế quản lý tài chính như doanh nghiệp mà đòi hỏi một cơ chế quản lý thích hợp để làm tốt cả hai chức năng phục vụ và khai thác nguồn thu để phát triển Sự nghiệp TDTT. Quản lý tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thể thao nói riêng đánh giá được thực trạng tài chính, phát hiện nguyên nhân và dự tính các rủi ro, đánh giá tiềm năng trong tương lai và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Việc quản lý sử dụng tài chính có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, do đó phải có sự giám sát kiểm tra và sử dụng nguồn tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.

Như vậy, xét trên một số tiêu chí có thể thấy quản lý tài chính theo dự toán năm của các đơn vị sự nghiệp TDTT hiện nay là cơ chế truyền thống, mang tính áp đặt hành chính thường áp dụng cho các đơn vị yếu về trình độ quản lý. Trong khi

đó, cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý được hình thành trên quan điểm sử dụng tài chính đơn vị, được điều hành một cách linh hoạt thay thế cho cơ chế quản lý truyền thống lâu nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 44)