Mối quan hệ cung cầu trong kinh doanh TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Trong kinh tế nói đến cung và cầu là nói đến mối quan hệ có tính quy luật kinh tế [28],[43],[54],[61]. Mối quan hệ cung và cầu vừa chịu sự tác động của giá cả, vừa làm giá cả biến động xung quanh giá trịcủa hàng hóa. Nếu cung nhỏ cầu thì giá cả lên còn nếu cung lớn cầu thì giá cả xuống. Mặc dù giá cả được biểu hiện

bằng giá trị tiền nhưng do quan hệ cung - cầu, giá cả thường tách khỏi giá trị và bị chi phối bởi quy luật cung - cầu.

Trong lĩnh vực KTTT cũng vậy, bên cạnh hoạt động mang tính thương mại, còn có một loạt các hoạt động phi thương mại. Ứng dụng quy luật cung - cầu trong kinh doanh dịch vụ TDTT để giải quyết mâu thuẫn giữa cung ứng dịch vụ của CLB TDTT với nhu cầu của NTD TDTT cần đáp ứng sự hài lòng cho họ có hiệu quả và toàn diện.

Cung trong kinh doanh dịch vụ TDTT chính là số lượng các sản phẩm dịch vụ

mà các CLB TDTT cần đáp ứng cho NTD TDTT trong một khoảng thời gian nhất định. Cung trong lĩnh vực dịch vụ TDTT liên quan trực tiếp đến số lượng các tổ chức TDTT khác nhau được sở hữu dịch vụ TDTT. Trên thị trường dịch vụ TDTT diễn ra sự cạnh tranh giữa các CLB cung ứng dịch vụ cũng như sự cạnh tranh với các ngành dịch vụ khác về khai thác thời gian rảnh rỗi và phương tiện của NTD TDTT.

Cầu trong kinh doanh dịch vụ TDTT là nhu cầu tiêu dùng dịch vụ trên thị

trường, giới hạn bởi giá cả và khả năng thanh toán của người tiêu thụ. Đối với nhu cầu TDTT còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau: kinh tế, xã hội, nhu cầu tiêu dùng thương phẩm, điều kiện giá cả của hàng hóa dịch vụ TDTT, mức độ thu nhập, sở thích cá nhân, thời gian nhàn rỗi.

Sự cân bằng giữa cung và cầu giữa thị trường của người mua (NTD TDTT)

và thị trường của người bán (CLB TDTT) có đặc điểm là một nhu cầu đầy đủ, có nghĩa là thị trường các dịch vụ của CLB TDTT cân bằng khi CLB TDTT bằng lòng với kết quả làm việc (lợi nhuận hoặc phúc lợi xã hội) của mình, còn NTD bằng lòng với các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ đó cung ứng.

Cung - cầu trong kinh doanh dịch vụ TDTT không chỉ có mối quan hệ với

nhau mà cũng ảnh hưởng tới giá cả. Cung và cầu trong kinh tế nói chung có thể xét ở góc độ vi mô hoặc vĩ mô đối với một mặt hàng, một nhóm ngành hàng hay toàn bộ hàng hóa và dịch vụ vừa là nhân tố chi phí giá cả nhưng cung và cầu chịu sự tác động của giá cả. Nói chung cũng giống như các ngành kinh tế khác, giá cả hàng hóa

TDTT tăng thì nhu cầu TDTT giảm và ngược lại, giá cả giảm thì nhu cầu tăng. Nói chung, nhu cầu và giá cả hàng hóa có mối tương quan nghịch với nhau. Giá cả hàng hóa càng đắt thì nhu cầu tiêu dùng nó càng nhỏ, ngược lại hàng hóa càng rẻ thì lượng nhu cầu càng lớn [21],[28]. Giá cả và nhu cầu về hàng hóa TDTT nói chung mối quan hệ giữa chúng là tỷ lệ nghịch. Đặc biệt là TDTT quần chúng, khi giá cả hàng hóa TDTT và dịch vụ TDTT tăng cao, lượng nhu cầu sẽ giảm thấp, còn khi giá cả giảm thì lượng nhu cầu sẽ tăng lên. Ngoài ra còn một số nhân tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa TDTT:

Thứ nhất, là mức thu nhập của người dân: mức thu nhập của nhân dân càng

cao thì nhu cầu hàng hóa TDTT càng tăng lên. Nói cách khác khối lượng nhu cầu hàng TDTT cũng là hàm số của mức thu nhập đồng thời là hàm số tăng của thu nhập.Mức thu nhập của khách hàng càng tăng do đó nhu cầu tiêu dùng của họ càng phong phú. Mục tiêu họ hướng đến là giá cả, chất lượng sản phẩm, phương thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ tiện ích. Lượng nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó còn bị hạn chế bởi dự toán của NTD TDTT. Đối với phần lớn các loại hàng hóa, khi thu nhập của NTD TDTT được nâng cao sẽ làm tăng lượng nhu cầu về hàng hóa, còn khi thu nhập giảm sẽ kéo theo sự suy giảm nhu cầu về hàng hóa. Nhu cầu tiêu dùng TDTT có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập của NTD TDTT. Khi thu nhập của người dân càng cao thì sẽ làm gia tăng tiêu dùng các dịch vụ TDTT. Vì thế tăng thu nhập của dân cư mới có thể làm gia tăng sự tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ TDTT. Mức độ thu nhập của NTD TDTT càng cao, mới có thể kéo theo sự gia tăng tỷ lệ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ TDTT khác và ngược lại.

Thứ hai, thời gian nhàn rỗi của người dân: Cùng với sự phát triển xã hội,

quan niệm tiêu thụ TDTT của con người cũng biến đổi không ngừng. Thể thao giải trí xuất hiện ở các nước phát triển có đời sống kinh tế cao, thời gian nhàn rỗi khá dồi dào dẫn đến nhu cầu tiêu thụ TDTT tương đối lớn. Hoạt động tiêu thụ TDTT thông thường phải tiêu phí nhất định về thể lực và thời gian. Vì thế, thời gian nhàn rỗi cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến động lượng nhu cầu tiêu thụ TDTT. Nhu cầu tiêu dùng TDTT có quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian

rỗi. Thời gian nhàn rỗi càng nhiều thì nhu cầu tiêu thụ TDTT càng tăng, ngược lại thời gian nhàn rỗi ít, nhu cầu tiêu thụ TDTT sẽ giảm.

Thứ ba, xây dựng cơ sở vật chất TDTT: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa TDTT không thể bỏ qua. Nếu xây dựng cơ sở vật chất TDTT tăng mà các điều kiện khác không đổi thì đáp ứng nhu cầu TDTT của người dân được nhiều hơn. Ngoài ra, trình độ văn hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực hoạt động TDTT của nhân dân ảnh hưởng đến nhu cầu TDTT.

Như vậy, nhu cầu tiêu dùng TDTT là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt hiện đại và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Thời gian nhàn rỗi của nhân dân cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu TDTT cả miễn phí và có thu phí. Nhìn chung, thời gian nhàn rỗi của nhân dân càng nhiều hơn thì nhu cầu TDTT càng tăng lên. Chúng ta thấy rằng cạnh tranh, cung cầu, giá cả và giá trị là những yếu tố luôn đi liền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa TDTT. Dựa trên cơ sở lý luận về nội dung kinh tế có liên quan kinh doanh TDTT cho thấy, TDTT vừa là một lĩnh vực hoạt động độc lập vừa một bộ phận của nền kinh tế quốc dân bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ,v.v... đều có liên quan đến TDTT. Giữa chúng có mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa thể thao và kinh tế, đã chỉ ra mối tương quan giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển của thể thao và ngược lại.

Tóm lại, từ những phân tích và tổng hợp nêu trên cho thấy mọi người khác nhau về nhu cầu, mức độ thu nhập cũng khác nhau nên trên thực tế thị trường dịch vụ TDTT có một mô hình phức tạp từ những dịch vụ riêng lẻ. Có thể nói rằng các phần đơn lẻ của các dịch vụ thị trường TDTT liên kết những NTD TDTT giống nhau về nhu cầu hoặc bằng nhau về mức độ thu nhập. Vì thế, các nhà quản lý CLB TDTT phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị hiếu, sở thích của NTD TDTT, dự đóan sự thay đổi của họ, phát hiện các nhu cầu mới.., để cải thiện chất lượng dịch vụ, hình thức cung ứng cho phù hợp đồng thời phải quảng cáo để kích thích nhu cầu của NTD TDTT.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 31)