Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Nhiều tác giả trong nước đã tiến hành nghiên cứu về Xã hội học và Kinh tế

học TDTT:

(1) Giáo trình “Kinh tế TDTT” năm 2003 của các tác giả Lương Kim Chung, Dương Nghiệp Chí, Tạ Xuân Lai là ấn phẩm đầu tiên về kinh tế TDTT ở nước ta. Trong tác phẩm này gồm 3 phần: Một số vấn đề chung về kinh tế học trong hoạt động kinh tế; Đại cương về kinh tế học trong TDTT; Một số vấn đề về kinh tế TDTT. Với Kinh tế TDTT, các tác giả chỉ mới nêu khái quát về: nhu cầu và cung ứng TDTT; hàng hóa TDTT; tài nguyên TDTT và thị trường TDTT… Nhìn chung, lý luận và thực tiễn TDTT trong và ngoài nước đã được đề cập bước đầu nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực.

(2) Đến năm 2007, các tác giả Lâm Quang Thành, Dương Nghiệp Chí, Phạm Ngọc Viễn, Tạ Xuân Lai cho xuất bản ấn phẩm: “Tài sản TDTT – kinh doanh và quản trị”. Ấn phẩm này đề cập đến nhiều vấn đề sâu hơn về kinh tế TDTT: Các khái niệm kinh doanh về tài sản, thị trường và tiêu dùng TDTT; Kinh doanh tài sản TDTT ở trong và ngoài nước; Quản trị sản xuất, dịch vụ và marketing TDTT; Khái quát về kinh doanh thể thao chuyên nghiệp và kinh doanh TTGT; Tài trợ TDTT và thể thao nhà nghề trong thị trường thi đấu thể thao, Thị trường lao động và chuyển

nhượng vận động viên nhà nghề; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình dài hạn. Đây là tài liệu chuyên khảo đối với các trường đại học TDTT ở nước ta trong thời gian tương đối dài.

(3) Năm 2007, Ủy ban TDTT (trước đây), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện khoa học TDTT đã tổ chức hội thảo về phát triển KTTT toàn quốc và cho ra đời ấn phẩm: “Kỷ yếu hội thao phát triển kinh tế TDTT khi Việt Nam gia nhập WTO”. Trong 24 báo cáo tại Hội thảo, chỉ có một báo cáo về mô hình và thành tích của CLB TDTT giải trí dưới nước (Mũi Né - Bình Thuận), còn lại là về các lĩnh vực khác nhưng chỉ nêu thành tích thực tiễn, thiếu cơ sở lý luận.

(4) Đến năm 2011, các tác giả Lương Kim Chung, Trần Hiếu xuất bản giáo trình: “Kinh tế học TDTT” dùng cho sinh viên đại học TDTT. Giáo trình này gồm 3 phần (12 chương): Nhập môn kinh tế học TDTT; Một số vấn đề chung về kinh tế học TDTT trong hoạt động kinh tế; Những nội dung cơ bản của kinh tế TDTT

Nhìn chung, các tác phẩm đã xuất bản về KTTT, đều có tác dụng tốt để phát triển tri thức về kinh tế ở lĩnh vực thể thao đã cho thấy nhu cầu phát triển TDTT ở nước ta cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, một số vấn đề về lý luận cần phải được nghiên cứu sâu hơn. Nhiều vấn đề về thực tiễn KTTT trong và ngoài nước cần được làm sáng tỏ hơn.

Các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực KTTT hầu như rất ít, vì đây là lĩnh vực tương đối mới, song hiện nay Bộ GD&ĐT chưa cho phép các trường chuyên ngành mở mã ngành chuyên biệt về lĩnh vực này. Nên hầu hết các công trình nghiên cứu chưa thật sự chưa đi sâu khai thác mối quan hệ giữa “thể dục thể thao và kinh tế”,

mà chỉ là hệ thống và chưa thấy được tính khả thi của đề tài:

(1) Tác giả Trần Kim Cương:“Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Ninh Bình”.

(2) Tác giả Nguyễn Hữu Danh, (2006) với đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm và giải pháp đề xuất phát triển tham gia thể thao Vĩnh Long - Việt Nam”. Luận vặn thạc sỹ khóa 1 liên kết Đài loan, Trường Đại học TDTT Tp.HCM.

(3) Tác giả Đặng Quốc Nam:“Nghiên cứu các giải pháp xã hội hoá nhằm khai thác tiềm năng để phát triển TDTT quần chúng ở Đà Nẵng”.

Nhìn chung, các tác giả mới chỉ dừng lại với những giải pháp quản lý có liên quan đến hệ thống cơ sở vật chất, tài chính... Đặc biệt chưa đi sâu xác định mối quan hệ giữa TDTT với kinh doanh dịch vụ, nhu cầu, tiêu dùng thể thao,... tác động đến KTTT.

(5) Tác giả Bùi Trọng Toại (2008) với đề tài cấp Thành phố, Viện khoa học Công nghệ:“Thực trạng và giải pháp phát triển thể thao giải trí ở thành phố Hồ

Chí Minh”[75]. Đã cho thấy kinh tế

.

(6) Nguyễn Thị Thảo Vy (2010) :“Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thể thao giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh” [97]. Luận văn Thạc sỹ GDTC, Trường Đại học TDTT, Tp.HCM. Kết quả cho thất k

, văn .

(7) Tác giả Nguyễn Thị Hiền Thanh (2011) với đề tài:“Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tài sản TDTT tại Cung Văn Hoá Lao Động Thành phố Hồ Chí Minh” [78]. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Căn cứ kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ tập luyện TDTT ở CVHLĐ Tp.HCM diễn ra sôi nổi, vận hành theo cơ chế thị trường đã tăng thêm nguồn thu, nâng cao chất lượng cung ừng dịch vụ, mở ra những yếu tố ban đầu để KTTT phát triển tại cơ sở.

(8) Kết quả nghiên cứu luận án Tiến sỹ của Ngô Trang Hưng (2013) với đề tài,

“Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta” [37]. Luận án đã ứng dụng nhiều công thức để tính toán công trình TDTT nhưng vấn đề hiệu quả kinh doanh dịch vụ cũng chưa đề cập đến.

(9) Tác giả Phan Quốc Chiến (2013), với đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp nâng cao chất lượng tiêu dùng tập luyện TDTT đối với cán bộ công chức trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành GDTC. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sau khi triển khai các giải pháp thì tiêu dùng thể thao có gia tăng.

Tóm tắt chƣơng Tổng quan

Trên cơ sở phân tích lý luận và tổng hợp các luận chứng khoa học trong KTTT đã cho thấy, chương Tổng quan tổng hợp khá đầy đủ và ngắn gọn, rõ ràng về những điểm cơ bản của KTTT. Đặc biệt là kinh doanh dịch vụ TDTT, sản phẩm hàng hóa TDTT, nhu cầu tiêu dùng TDTT, giá cả dịch vụ TDTT, quy luật cung - cầu TDTT và thị trường tiêu thụ dịch vụ TDTT. Đồng thời làm rõ nội hàm kinh doanh TDTT là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, trong đó có phân loại ngành nghề kinh doanh TDTT và các loại hình kinh doanh TDTT ở nước ta vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường.

Căn cứ vào những quan điểm, chủ trương, chính sách xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý để đề tài vận dụng vào thực tiễn, đề xuất những giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ TDTT tại các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM.

Từ những phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các tài liệu về KTTT và quản lý TDTT ở nước ta cho thấy, các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa kinh tế và quản lý TDTT được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song còn hạn chế về số lượng công trình. Các tác giả chủ yếu đề cập đến cơ sở lý luận, định hướng hoặc các giải pháp quản lý có liên quan đến hệ thống CSVC - kỹ thuật TDTT, phát triển phong trào TDTT.

Qua đó, cho thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT tại các CLB TDTT quần chúng có liên quan đến giải pháp kinh doanh dịch vụ TDTT ở loại hình CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng nghiên cứu là các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại các CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM.

Khách thể nghiên cứu là người tiêu dùng TDTT tại CLB (n = 1.000), các nhà quản lý CLB, các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT (n = 20) và các giám đốc kinh doanh dịch vụ (n = 30).

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát người tiêu dùng TDTT (tập luyện TDTT) tại 06 CLB TDTT quần chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh: TT. TDTT Quận 1, TT. TDTT Quận 3, TT. TDTT Quận 8, CVLĐ Tp.HCM, TT. TDTT Hoa Lư, NTL Thể thao Phú Thọ.

Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn nên đề tài không hy vọng giải quyết trọn vẹn tất cả các vấn đề nội hàm về kinh doanh TDTT. Vì vậy, giới hạn phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng với hình thức tập luyện TDTT.

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được áp dụng nhằm tham khảo, phân tích và sử dụng các

loại tài liệu sách báo, tạp chí, văn bản, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực của đề tài đang nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu còn nhằm mục đích hệ thống hoá kiến thức và xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT tại các CLB, đưa ra giả thuyết khoa học, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu, thu thập số liệu để so sánh và đối chứng với các số liệu đã thu được trong quá trình nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học

Phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu cho phép thu thập thông tin liên quan thực trạng kinh doanh TDTT cũng như xây dựng cơ sở thực tiễn của các giải

pháp sẽ được đề xuất. Đồng thời phương pháp này giúp tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và hoàn cảnh kinh tế của NTD TDTT.

Phiếu khảo sát điều tra xã hội học với 03 nội dung khảo sát, gồm các câu hỏi về hành vi, thái độ và được trả lời theo Likert 5 mức độ (tương ứng với mức độ: Rất đồng ý; Đồng ý; Trung lập; Không đồng ý; Rất không đồng ý). Kết quả phản hồi của 10 chuyên gia sẽ mang lại giá trị hợp lệ cho phiếu khảo sát điều tra xã hội học này. Sau khi trải qua các bước kiểm định tính hợp lệ và độ tin cậy của phiếu điều tra, chúng tôi đã xây dựng hoàn chỉnh bộ phiếu điều tra phục vụ cho đề tài nghiên cứu, phiếu điều tra hoàn chỉnh gồm có 3 phần và 8 nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Nội dung Phiếu phỏng vấn khách hàng (NTD TDTT) (Phụ lục 1)

TT Nội dung Mục hỏi

I. Thời lƣợng và chi phí của NTD dành cho việc tập luyện TDTT

1 Thời gian rãnh rỗi NTD dành cho tập luyện TDTT 07

II. Các vấn đề về sự tham gia các hoạt động TDTT của NTD

2 Sự tham gia các môn thể thao yêu thích 22

3 Các vấn đề về thời gian rảnh rỗi NTD tham gia các hoạt động TDTT 29

4 Các động cơ tham gia tập luyện TDTT của NTD 16

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia tập luyện TDTT của NTD 16

6 Sự hài lòng của NTD về chất lượng dịch vụ TDTT 22

7 Mức độ đánh giá về việc cung ứng dịch vụ của CLB TDTT 15

III. Các thông tin chung về nhân khẩu học

8 Các thông tin chung về đối tượng phỏng vấn. 07

Kết quả thu hồi là 1.000/1.500 phiếu khảo sát hợp lệ (n = 1.000) chiếm tỷ lệ 66,7%). Cuối cùng, để xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT ở các CLB, chúng tôi đã sử dụng phiếu phỏng vấn các nhà quản lý CLB TDTT và chuyên gia thuộc lĩnh vực TDTT (n = 20). Nội dung phiếu phỏng vấn này, chúng tôi nghiên cứu tài liệu dựa trên mô hình nghiên cứu TTGT của Herb Elliott và ctg (2006) [124] và có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Phiếu phỏng vấn gồm 06 giải pháp với 44 biện pháp được đề xuất thông qua ý kiến các chuyên gia cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Nội dung Phiếu phỏng vấn chuyên gia(Phụ lục 2)

TT Nội dung Mục hỏi

Giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách phát triển nguồn nhân lực TDTT 9

Nghiên cứu nhu cầu của NTD TDTT 5

Phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị TDTT 6

Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ 7

Hoàn thiện chính sách giá hợp lý 8

Truyền thông marketing và tài trợ thể thao 9

Cuối cùng, để thẩm định tính khả thi, đảm bảo tính tập trung và khách quan của các giải pháp được đề xuất. Đề tài xác định giá trị các giải pháp bằng cách tính tỷ lệ (%) tương ứng với các câu trả lời của các nhà quản lý kinh doanh theo nguyên tắc là các giải pháp phải đạt được 75% ý kiến đồng ý trở lên.

2.2.3 Phương pháp toán kinh tế và phân tích đa biến

2.2.3.1 Phương pháp toán kinh tế (các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh)

Phương pháp tính toán liên quan đến kinh doanh dịch vụ TDTT là quá trình

sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp, phân tích để xác định các chỉ tiêu kinh tế cần thiết. Phương pháp tính toán về hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT thực hiện chức năng phản ánh các hoạt động kinh tế của các CLB TDTT. Vì vậy, một phần phương pháp toán kinh tế về hiệu quả kinh doanh dịch vụ TDTT thuộc hạch toán. Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình được chặt chẽ hơn. Hạch toán hiệu quả kinh doanh TDTT nói chung và kinh doanh dịch vụ TDTT nói riêng là nhu cầu khách quan của quản lý các CLB TDTT, cho dù mục đích của các tổ chức TDTT đó phục vụ phúc lợi xã hội hay kinh doanh TDTT.

Dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế, có thể áp dụng một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ TDTT thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế như sau [26]:

Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu chính là giá trị hay số tiền mà CLB có được nhờ thực hiện việc cung ứng dịch vụ TDTT. Doanh thu là 1 chỉ tiêu tài chính quan trọng của CLB TDTT, ngoài ra có ý nghĩa đối với tất cả nền kinh tế xã hội. Chỉ tiêu

doanh thu bao gồm từ doanh thu hoạt động kinh doanh như: cung cấp dịch vụ, bán vé, cho thuê sân bãi và doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

TR (thuần) = TRn – TRck – GTGT Trong đó TR: tổng doanh thu

TRn : tổng doanh thu kinh doanh kỳ này

DTck: tổng doanh thu kỳ này chuyển sang kỳ sau

Chỉ tiêu lợi nhuận: Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng 1 đồng vốn chi phí thì lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Và kết quả hoạt động kinh doanh của CLB TDTT được phản ánh bằng lợi nhuận nên chỉ tiêu này phản ánh được thực chất hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận là mục đích của hoạt động kinh doanh, nó là chỉ tiêu quan trọng phản ảnh hiệu quả kinh doanh của CLB TDTT trong từng thời kỳ nhất định.

LN = TR - TC Trong đó: LN: lợi nhuận

TR: tổng doanh thu đạt được trong kỳ TC: tổng chi phí sử dụng trong kỳ

(  Lợi nhuận =  Doanh thu -  Chi phí)

Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí: Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa doanh thu đạt được với toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà CLB TDTT bỏ ra trong kỳ kinh doanh. CLB TDTT sử dụng chi phí một cách có hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ thấp. Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

TC LN

H

Trong đó: H: chỉ tiêu hiệu quả chi phí LN : lợi nhuận đạt được trong kỳ TC: tổng chi phí sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu này phản ảnh việc sử dụng nguồn lao động có hiệu quả trong kinh doanh là điều kiện để tăng năng suất lao động. Có nhiều cách tính khác nhau, ở đây chỉ đơn cử cách tính năng suất lao động bình quân tính bằng tiền (doanh thu).

T Q

W  1

Trong đó: W : năng suất lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q1: Sản lượng tính theo hiện vật (doanh thu) T: tổng số lao động/năm

Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao, cho biết bao nhiêu phần trăm doanh thu tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Tỷ suất này phản ảnh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, lợi nhuận ở đây là lợi

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 51)