Số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên (tiêu dùng TDTT)

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Qua bảng 3.3 cho thấy tại TT. TDTT Quận 3 có số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT giảm 406 lượt/năm so với năm 2012 (chiếm tỷ lệ 99%). Ở TT. TDTT Quận 1 có số lượt người đến tham gia tiêu dùng TDTT trong năm 2013 tăng vượt kế

hoạch là 1.502 lượt/năm (chiếm tỷ lệ 102,3%) so với năm 2012. Còn NTL Thể thao Phú Thọ có số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT lại giảm 155,156 lượt/năm so với năm 2012 (chiếm tỷ lệ 85,3%) so với cùng kỳ năm trước.

Nổi trội hơn là CVHLĐ có số lượt người đến tham gia tiêu dùng TDTT tăng cao so với năm 2012 (chiếm tỷ lệ cao nhất là 116,8%). Cho thấy việc cung ứng dịch vụ TDTT ở CVHLĐ diễn ra sôi nổi và tấp nập hơn. Nhìn chung, tại CVHLĐ số người tham gia tiêu dùng có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Xét ở loại hình Sự nghiệp có tổng số lượt NTD TDTT trong năm 2013 có tăng hơn so với năm 2012 là 2.067 lượt người/năm (chiếm tỷ lệ 101,1%). Bên cạnh đó ở loại hình Tự hạch toán có số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT cũng tăng là 90.644 lượt người/năm (chiếm tỷ lệ 103,3%).

Bảng 3.3 Thống kê số lƣợt NTD TDTT năm 2012 – 2013 (đv: ngàn/lƣợt ngƣời) Địa điểm

Số ngƣời tham gia tiêu dùng TDTT

Năm 2012 Năm 2013 Độ chênh lệch Tỷ lệ (%) Loại hình Sự nghiệp TT.TDTT Q1 51.230 52.732 1.502 102.3 TT.TDTT Q3 41.879 41.473 - 406 99.0 TT.TDTT Q8 38.318 39.825 1.507 103.9 Tổng số 131.427 134.030 2.607 101.1 Loại hình Tự hạch toán CVHLĐ.TP.HCM 1.136.200 1.327.000 190.800 116.8 NTL. TT Phú Thọ 1.055.656 900.500 -155.156 85.3 TT.TDTT Hoa Lư 545.000 600.000 55.000 110.1 Tổng số 2.736.856 2.827.500 90.644 103.3

(Nguồn trích: Báo cáo hoạt động TDTT của các đơn vị năm 2012 – 2013)

Nhìn chung, tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT ở cả 2 loại hình có tăng nhưng không đáng kể chiếm tỷ lệ tương đương nhau. Để trả lời câu hỏi này thì các nhà quản lý CLB.TDTT phải thường tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhu cầu người tập sau một kỳ kinh doanh, xem sự thay đổi về doanh thu giảm hoặc có xu hướng giảm sự tham gia tập luyện của người tiêu dùng ở các môn thể thao. Từ thực trạng trên cho thấy phong trào TDTT quần chúng ở Tp.HCM cần được quan tâm hơn để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố.

3.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại một số CLB TDTT quần chúng ở Tp.HCM chúng ở Tp.HCM

Hiện nay, các CLB TDTT mà đề tài khảo sát thực chất vẫn là thực thể kinh tế bán công, đất đai, sân bãi, trụ sở, văn phòng do Nhà nước quản lý, ngân sách hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp, tiền thu dưới dạng dịch vụ được tái sản xuất mở rộng. Dưới đây là một số tình hình cụ thể mà đề tài đã thu thập thông qua điều tra số liệu về doanh thu tại 06 CLB TDTT cung ứng dịch vụ TDTT:

Bảng 3.4 Tổng hợp các nguồn thu tài chính tại CLB TDTT năm 2013

TT ĐỊA ĐIỂM

Nguồn thu tài chính tại các CLB TDTT năm 2013

(đ/v: ngàn đồng) NSNN Sự nghiệp Dịch vụ

TDTT Tài trợ Tổng thu

I. UBNN Quận (làm chủ quản)

1 TT. TDTT Quận 1 2,259,000 1,400,000 10,500,000 246,000 14,405,000

3 TT. TDTT Quận 3 1,737,390 1,511,989 3,960,374 125,000 7,334,753

8 TT. TDTT Quận 8 1,796,979 3,670,000 3,223,178 133,000 8,823,157 II.Sở VH&TT - LĐLĐ Tp.HCM (làm chủ quản)

1 CVHLĐ.TPHCM 11,014,000 276,787 11,290,000

2 NTL TT Phú Thọ 802,000 4,753,000 1,136,000 6,691,000

3 TT.TDTT Hoa Lư 1,712,000 1,366,550 3,365,000 240,000 7,12,.000

(Nguồn trích: Báo cáo hoạt động TDTT của các CLB TDTT năm 2013)

Qua thống kê số liệu báo cáo ở bảng 3.4 cho thấy các CLB TDTT thuộc loại hình Sự nghiệp hầu hết đều có nguồn thu từ NSNN được cấp theo chỉ tiêu hàng năm để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp TDTT. Ngoại trừ 02 đơn vị là CVHLĐ và NTL Thể thao Phú Thọ không có nguồn thu này. (vì 02 dơn vị này là đơn vị sự nghiệp TDTT tự đảm bảo một phần NSNN hoặc tự chủ hoàn toàn chi phí hoạt động thường xuyên).

Trung tâm TDTT Quận I: Theo báo cáo 2013 số lượng người tập luyện TDTT thường xuyên tại 03 CLB trực thuộc gồm: CLB.Đa môn có 1.508 người/năm với doanh thu trên 7,4 tỷ; CLB.Tao Đàn có 8.125 người/năm với doanh thu trên 2,8 tỷ; CLB.Nguyễn Bỉnh Khiêm có 6.488 người/năm với doanh thu gần 2,3 tỷ. Tổng doanh thu khai thác kinh doanh tại 03 CLB này tổng kết năm 2013 trên 14 tỷ đồng, Hiệu quả kinh tế rất rõ về doanh thu tài chính, ngoài ra còn giải quyết nhiệm vụ vui

chơi giải trí, thu hút người dân trên địa bàn Thành phố rèn luyện sức khỏe tăng

cường thể lực, [6]

Trung tâm TDTT Quận 3: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ phát triển phong trào TDTT quần chúng cho Quận và Thành phố nhưng vẫn tổ chức khai thác từ công trình CSVC sẵn có để xã hội hóa tạo nguồn thu thêm cho đơn vị. Tổng doanh thu từ việc kinh doanh khai thác mạng lưới công trình công cộng của Quận 3 năm 2013 đạt 4,085,374 ngàn đồng trên tổng nguồn thu là 7,334,753 ngàn đồng. [7]

Trung tâm TDTT Quận 8: Theo báo cáo quyết toán thu chi về Sở VH&TT [8], ngoài phục vụ cho sự nghiệp của Ngành TDTT, bằng việc cho thuê mướn sân bãi, kinh doanh dịch vụ với doanh thu trong năm 2013 đạt 3,223,178 ngàn đồng, và hơn 38.318 người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên (chiếm 94,9%) tăng hơn năm 2012. Hiện nay, Quận 8 là một trong những quận có sự phát triển tích cực về kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. TT TDTT Quận 8 đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa tạo được sự phong phú đa dạng cho các hoạt động TDTT quần chúng nhằm phục vụ nhu cầu giải trí, rèn luyện TDTT tăng cường sức khỏe trở nên cần thiết cho người dân Thành phố.

Cung Văn hóa Lao Động Tp.HCM: Là đơn vị hoạt động do Liên đoàn Lao động Thành phố quản lý, được hoạt động theo cơ chế tự hạch toán thu chi. Từ CSVC có sẵn, đã sử dụng tối đa công suất để phục vụ cho người dân đến tập luyện TDTT từ 5h đến 22h mỗi ngày, số lượt người tham gia tập luyện thường xuyên ở các môn từ 1.200 đến 1.500 lượt/ngày. Trong báo cáo vào cuối 12/2013 cho thấy, số lượng nhà tài trợ cho hoạt động TDTT tăng 16 đơn vị với số tiền tài trợ là 276,787 đồng. Tổng doanh thu năm 2013 tăng lên 11.290.000 ngàn đồng nhờ rất nhiều nguồn thu từ việc khai thác dịch vụ TDTT. Điều đó chứng tỏ doanh thu từ kinh doanh của CVHLĐ có chiều hướng gia tăng về số lượng người đến tham gia tập luyện đồng nghĩa là tăng doanh thu từ việc khai thác các công trình cho thuê hoặc liên doanh, liên kết với các nhà tài trợ thể thao. [9]

NTL Thể thao Phú Thọ: Là một đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quyết

thao Phú Thọ là đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Trong năm 2013 đã tận dụng khai thác CSVC và quản lý tốt các khu vực kinh doanh dịch vụ để tạo nguồn thu từ các mặt bằng cho thuê hoạt động dịch vụ, các lớp học TDTT, đảm bảo nguồn thu tăng hợp lý hằng năm và đạt hiệu quả thu ngân sách ngày càng cao. Với tổng doanh thu năm 2013 đạt 6,691,000 ngàn đồng (chiếm 107,4%) trong đó doanh thu từ việc khai thác mặt bằng và thu các dịch vụ khác là 4,753,000 ngàn đồng (chiếm 110%) so với cùng kỳ năm trước. Các hoạt động t , lực học sinh, sinh viên các trường đại học vẫn duy trì ở mức khoảng 1.500 sv/ngày, bình quân số người tập luyện khoảng 3.300 lượt/ngày. [10]

Trung tâm TDTT Hoa Lư: Trước đó là CLB Hoa Lư, nay do Sở Văn hóa &Thể thao quản lý. Trên CSVC và điều kiện sẵn có, Ban Giám đốc đã mạnh dạn thực hiện xã hội hóa thể thao bằng cách cho khai thác CSVC sau kế hoạch tạo nguồn thu cho đơn vị. Trong báo cáo thường niên của TT TDTT Hoa Lư, tổng doanh thu năm 2013 đạt 5,266,550 ngàn đồng, trong đó việc khai thác kinh doanh từ mặt bằng cho thuê là 3,365,000 ngàn đồng (chiếm 63.9%). Số lượng người tập luyện, các lớp học TDTT của các trường, các đơn vị tham gia tổ chức sự kiện thể thao, bình quân từ 1.800 - 2.000 người/ngày đạt chỉ tiêu là khoảng 600 ngàn người/năm. [11]

Từ phân tích thực trạng hoạt động của các CLB TDTT trên ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp của Ngành TDTT như phát triển phong trào TDTT quần chúng, phát triển sự nghiệp thể thao thành tích cao, cũng đã làm tương đối tốt nhiệm vụ về quản lý khai thác CSVC, tăng nguồn thu kinh phí cho đơn vị nâng cao nguồn thu ngân sách cho Thành phố, góp phần phát triển sự nghiệp TDTT và xã hội hóa hoạt động TDTT. Như vậy, các CLB TDTT đã quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vốn lao động và các nguồn thu khác của đơn vị theo đúng quy định, đồng thời tổ chức các loại hình dịch vụ về TDTT phục vụ cho nhu cầu rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí,

3.2.3 Một số đặc điểm của NTD TDTT tại Tp.HCM

3.2.3.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Khi khảo sát nội dung này, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra xã hội học để làm công cụ điều tra nhằm giải quyết các yêu cầu của nội dung nghiên cứu, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.5 Đặc điểm nhân khẩu học của NTD TDTT (n = 1000)

Biến số Tần suất (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 526 43,4

Nữ 474 39,1

Lứa tuổi Dưới 20 tuổi 253 20,9

Từ 20 đến 30 tuổi 367 30,3 Từ 31 đến 40 tuổi 216 17,8 Từ 41 đến 50 tuổi 80 6,6 Từ 51 đến 60 tuổi 57 4,7

Trên 60 tuổi 25 2,1

Tình trạng hôn nhân Có gia đình 261 21,5

Chưa có gia đình 739 60,9 Trình độ học vấn THCS 21 1,7 THPT 337 27,8 THCN 82 6,8 Cao đẳng 113 9,3 Đại học 389 32,1 Sau Đại học 58 4,8

Thu nhập hàng tháng Dưới 3 triệu/tháng 263 21,7

Từ 3 đến 5 triệu/tháng 210 17,3 Từ 5 đến 8 triệu/tháng 303 25,0 Từ 8 đến 10 triệu/tháng 88 7,3 Từ 10 đến 15 triệu/tháng 61 5,0 Trên 15 triệu/tháng 75 6,2

Nghề nghiệp Hoc sinh, sinh viên 277 22,8

Công nhân viên chức 158 13,0 Văn hóa nghệ thuật 26 2,1

Nội trợ 27 2,2

Doanh nghiệp nước ngoài 41 3,4 Doanh nghiệp tư nhân 168 13,8 Doanh nghiệp nhà nước 41 3,4 Kinh doanh tại nhà 85 7.0

Về giới tính: dựa vào kết quả tỷ lệ khảo sát mẫu theo giới tính có sự chênh lệch rõ ràng, do lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, mẫu thu về có 526 người là nam (chiếm 43,4 %) và nữ có 474 người (chiếm 39,1 %).

Về lứa tuồi: theo kết quả khảo sát mẫu ở độ tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi có 367 người (chiếm 30,3%) chiếm đa số; kế đến là độ tuổi dưới 20 có 153 người (chiếm 20,9%); tiếp theo là ở độ tuổi từ 31 đến 40 có 216 người (chiếm 17,8%). Còn ở độ tuổi từ 41 đến 50, từ 51 đến 60 tuổi và trên 60 tuổi phân bố lần lượt (là 6,6%, 4,7% và 2,1%). Nhìn chung các đối tượng tham gia khảo sát phân bổ đầy đủ ở mọi độ tuổi.

Về tình trạng hôn nhân: kết quả đối tượng diện khảo sát thuộc nhóm “Có gia đình” có 261 người (chiếm tỷ lệ 21,5%) và nhóm “Chưa gia đình” có 739 người (chiếm tỷ lệ 60,9%).

Về trình độ học vấn: kết quả khảo sát về học vấn cũng phân bổ không đồng đều, nhóm đã tốt nghiệp đại học chiếm đa số (chiếm 32,1%), kế đến là nhóm đối tượng đã có bằng trung học phổ thông (chiếm 27,8%), còn lại là nhóm có số người ít dưới 10% phân bố lần lượt thuộc trình độ THCS (chiếm 1.7%), THCN (chiếm 6,8%), cao đẳng (chiếm 9,3%), sau đại học (chiếm 4,8%).

Về thu nhập: kết quả khảo sát chỉ ra có gần 1/3 đối tượng có mức thu nhập hàng tháng cao nhất từ 5 đến 8 triệu/tháng (chiếm 25,0%); nhóm thu nhập dưới 3 triệu/tháng (chiếm 21,7%); nhóm có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/tháng (chiếm 17,3%); còn nhóm có thu nhập trung lưu từ 8 đến 10 triệu/tháng (chiếm 7,3%), hai nhóm đối tượng có thu nhập cao từ 10 đến 15 triệu đồng và trên 15 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 5,0% và 6,2%).

Về nghề nghiệp: kết quả khảo sát về ngành nghề lao động cho thấy nhóm học sinh, sinh viên chiếm số đông nhất (chiếm 22,8%); kế đến là nhóm không thuộc trong nhóm ngành nghề liệt kê trên (chiếm 14.6%); nhóm nhân viên thuộc doanh nghiệp tư nhân (chiếm 13,8%); tiếp theo đối tượng thuộc công nhân viên nhà nước (chiếm 13%); nhóm kinh doanh tại nhà (chiếm 7%). Các đối tượng còn lại chiếm tỷ

lệ thấp gồm doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 3,4%) và văn hóa nghệ thuật (chiếm 2,1%).

Phân tích kết quả khảo sát trên cho phép chúng tôi đánh giá về đặc điểm của mẫu khảo sát trong luận án (về nhân khẩu học) đó là những yếu tố cần thiết để định hướng, phát triển những hoạt động TDTT phù hợp với đặc điểm của NTD TDTT (người tập). Đây cũng là căn cứ để các nhà quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại CLB TDTT:

Đặc điểm mẫu khảo sát về giới tính, kết quả tỷ lệ người tham gia tiêu dùng TDTT giữa nam và nữ không có sự chênh lệch cao. Điều này cho thấy phụ nữ ngày càng tích cực tham gia hoạt động ngoài xã hội. Khoảng cách giữa nam và nữ tham gia hoạt động TDTT ngày càng thu hẹp, sự bình đẳng trong vai trò xã hội và gia đình giữa nam và nữ ngày càng được cải thiện, phụ nữ có nhiều điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt động TDTT. Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý tại các CLB TDTT nói chung cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động các môn thể thao phù hợp và phải có chính sách khuyến khích sự tham gia tiêu dùng thể thao dành cho đối tượng là nữ.

Đặc điểm mẫu khảo sát về lứa tuổi: kết quả mẫu khảo sát người tham gia tiêu dùng thể thao tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi chiếm đa số. Đặc biệt ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi (chiếm tỷ lệ cao 30,3%), điều này cũng phù hợp với thời gian nhàn rỗi của đối tượng vì họ có thời gian nhàn rỗi nhiều nên việc tham gia vào hoạt động TDTT không những nâng cao về thể chất còn là hoạt động vui chơi nhằm giải tỏa áp lực các hoạt động sống, học tập và lao động nghề nghiệp. Đối với người tham gia TDTT ở độ tuổi từ 51 và 60 trở lên (chiếm tỷ lệ thấp 4,7%) cho thấy tuổi tác là yếu tố trở ngại nhất, sức khỏe là nguyên nhân quan trọng để họ tham gia hoạt động TDTT. Với kết quả mẫu khảo sát về cơ cấu độ tuổi sẽ giúp cho nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ TDTT có kế hoạch hoạt động phù hợp để nâng cao số lượt người tham gia tiêu dùng TDTT ở các loại hình giải trí khác nhau cho phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt quan tâm đến hoạt động TDTT dành cho người lớn tuổi.

Mặt khác, số lượt người tham gia tập luyện ở các môn thể gia tăng thì doanh thu của CLB cũng tăng theo.

Đặc điểm mẫu khảo sát về tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn: kết quả khảo sát việc tham gia tiêu dùng thể thao tại các trung tâm và các CLB phù hợp với đặc điểm xã hội như người chưa có gia đình có tỷ lệ tham gia tiêu dùng TDTT cao hơn đã có gia đình, họ có thời gian rỗi nhiều hơn nên ngoài công việc đi làm họ dành nhiều thời gian cho việc giải trí bằng hình thức giải trí thể thao. Tương tự người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao và người có nghề nghiệp cũng có tỷ lệ tham gia vào hoạt động TDTT cao hơn… Điều này đã khẳng định nếu nền dân trí của xã hội phát triển cao và mức sống kinh tế ổn định thì mức độ tham gia hoạt động vào lĩnh vực TTGT của người dân càng cao. Thu nhập và trình độ học vấn của NTD cũng là yếu tố tác động tích cực đối với việc tham gia TDTT.

Tóm lại, việc khảo sát về đặc điểm, xu hướng tham gia TDTT ở từng lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội… Đây cũng là cơ sở để các nhà quản lý CLB nghiên cứu nhu cầu tham gia tiêu dùng TDTT cũng như việc khảo sát thị trường mục tiêu,

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 79)