Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà quản lý CLB TDTT trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm, quyết định sự tồn tại hay không tồn tại sự phát triển hay không phát triển của CLB. Có người tiêu thụ thì các CLB TDTT kinh doanh mới có điều kiện bù đắp hoặc tái sản xuất được toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình vận hành, đảm bảo quá trình phát triển và tồn tại của CLB. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm dịch vụ TDTT thì mới có thể thực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.

Tiêu thụ TDTT là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế xã hội, chỉ việc sử dụng của cải vật chất và phi vật chất để thỏa mãn nhu cầu của NTD. Tiêu thụ TDTT cho đời sống cá nhân vô cùng đa dạng: “Tiêu thụ để đáp ứng sinh tồn, tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu phát triển, tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ".[21, tr. 286]. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ TDTT là cầu nối giữa người cung cấp và NTD, là thước đo đánh giá độ tin cậy, sự hài lòng của NTD đối với người cung cấp dịch vụ. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, NTD và người cung cấp dịch vụ gần gũi nhau hơn, tìm ra được phương thức đáp ứng nhu cầu tốt hơn, từ đó giúp CLB TDTT có lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, khi đề cập đến các kết quả các hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ của các nhà quản lý CLB, bao giờ cũng phải đề cập đồng thời cả hai mặt: kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về số lượng và chất lượng.

Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Sản phẩm TDTT rất đa dạng bao gồm sản phẩm vật chất và phi vật chất:

Loại sản phẩm vật chất: Hoạt động thi đấu thể thao; huấn luyện; tập luyện; giải trí; sân bãi, công trình, thiết bị, truyền thông, nước uống thể thao… Các loại sản phẩm này có giá trị tiền tệ, được gọi là hàng hóa thể thao.

Loại sản phẩm phi vật chất: Kế hoạch huấn luyện; bài tập, lượng vận động, sức khỏe; giải trí… Các sản phẩm này không được xác định giá trị tiền tệ nên không phải là hàng hóa thể thao.

Các nhà quản lý CLB TDTT muốn kinh doanh có hiệu quả bao giờ cũng phải hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là cung ứng dịch vụ (các hoạt động thể thao, chất lượng dịch vụ, hàng hóa thể thao…) và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ thể thao). Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ TDTT là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là các CLB TDTT phân phối với một bên là tiêu dùng thể thao. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa cung ứng và tiêu thụ, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào (cung cấp dịch vụ), thương mại đầu ra (tiêu thụ dịch vụ) của CLB. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thể thao là tổng thể các biện pháp về tổ

chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 36)