Thị trường dịch vụ TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 35)

Tiêu thụ dịch vụ TDTT là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất dịch vụ TDTT để trở thành thị trường dịch vụ TDTT. Không có tiêu thụ TDTT thì không phát triển sự nghiệp TDTT. Tiêu thụ dịch vụ TDTT có mối quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ theo cơ chế trao đổi giá trị mà cả người bán (cung ứng dịch vụ) lẫn người mua (tiêu dùng dịch vụ) đều hưởng lợi.

Thị trường tiêu dùng dịch vụ TDTT bắt nguồn từ nhu cầu của con người được vui chơi giải trí, tăng cường sức khỏe, giao lưu xã hội, ngày một mở rộng. Thị trường dịch vụ TDTT là bộ phận quan trọng, là nền tảng của thị trường dịch vụ tiêu dùng TDTT nói chung và là bộ phận của thị trường tiêu dùng đời sống. Thị trường dịch vụ TDTT có quan hệ tương tác với các thị trường TDTT khác như thị trường dịch vụ thi đấu thể thao, thị trường xem thưởng thức thể thao, thị trường cung ứng sản phẩm vật thể thể thao (công trình vật chất, kỹ thuật, thiết bị thể thao), thị trường truyền thông thể thao, trên cơ sở đó từng bước hình thành KTTT [15],[20],[21]. Thị trường thể thao được định nghĩa là: “Bất kỳ khung cảnh nào mà ở đó diễn ra việc mua và bán các loại hàng hóa, dịch vụ, thể hiện toàn bộ những quan hệ kinh tế về mặt giá trị và cung cầu trong lãnh vực trao đổi và tiêu thụ hàng hóa” [21, tr. 299].

Như vậy, muốn trao đổi sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ TDTT nhất thiết phải có thị trường. Muốn tiêu thụ TDTT cũng phải thông qua thị trường mới được NTD tiêu thụ. Ngược lại, NTD cũng phải thông qua thị trường thì mới thực hiện được quá trình tiêu thụ. Sản phẩm TDTT rất phong phú và đa dạng, vì thế việc phân loại thị trường TDTT cũng phức tạp, thị trường thể thao xuất hiện dưới các hình thức sau:

Bảng 1.3 Hệ thống thị trƣờng và loại hình dịch vụ TDTT

TT Thị trƣờng TDTT Loại hình dịch vụ TDTT

1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm vật chất thể thao

Trang phục, giầy, cơ sơ trang thiết bị tập luyện.

2

Thị trường sức khỏe và giải trí thể thao

Thể dục nhịp điệu, vũ đạo thể thao giải trí, cầu lông, bóng bàn, tennis, golf, thể thao trên biển…

3 Thị trường xem thi đấu, biểu diễn thể thao

Thể thao nhà nghề, TTGT, thưởng thức thi đấu bóng đá, bóng chuyền, vũ đạo thể thao, khiêu vũ thể thao

5 Thị trường tập huấn thể thao Huấn luyện, giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ…

6 Thị trường tư vấn thể thao Tư vấn phát triển thể lực, tầm vóc, tư vấn phương pháp tập luyện…

7 Thị trường y học hồi phục và y học trị liệu thể thao

Y học trị liệu, y học hồi phục, xoa bóp thể thao.

8 Thị trường du lịch thể thao Đua xe, dù bay, du lịch thể thao kết hợp thi đấu thể thao quy mô lớn.

9 Thị trường xổ số cá cược TT

10 Thị trường môi giới thể thao Chuyển nhượng cầu thủ (nhân lực thể thao hay lao động thể thao).

11 Thị trường truyền thông thể thao Quảng cáo và tuyên truyền các hoạt động về TDTT, bản quyền truyền hình.

Tóm lại, muốn trao đổi hàng hóa nhất thiết phải có thị trường, hệ thống thị trường TDTT gồm nhiều loại tác động lẫn nhau. Nghiên cứu phát triển thị trường TDTT thông qua điều tra khảo sát để phát triển thị trường TDTT một cách có ý thức, có kế hoạch. Hình thành tổ chức thích hợp để quản lý KTTT và đào tạo bồi dưỡng nhân tài quản lý kinh doanh TDTT. Đây là điều kiện quan trọng để các nhà quản lý các CLB TDTT nghiên cứu vì thiếu người chuyên nghiệp quản lý về lĩnh vực này thì không thể phát triển kinh doanh TDTT nói riêng và KTTT nói chung.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 35)