Marketing sản phẩm dịch vụ TDTT

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Trong nền sản xuất hàng hóa thì dịch vụ TDTT đã có thêm “chức năng kinh tế”. Do vậy, lao động dịch vụ TDTT tạo ra sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu trong kinh tế thị trường đều tiến hành dưới hình thức gọi là kinh doanh TDTT vận hành theo các quy luật kinh tế. Sản phẩm TDTT đó là hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, lãnh thổ và ý tưởng [52]. Vì vậy, marketing thể thao phải gắn liền với các sản phẩm kể trên và phải tính đến những đặc điểm đặc thù của chúng. Marketing được coi như một chu trình kéo dài của quá trình sản xuất tiêu thụ sản phẩm với thứ tự phản hồi từ thị trường đó. Như vậy, Marketing thể thao là: “Quá trình thiết kế và thực hiện các hoạt động sản xuất, định giá, chiêu thị vàphân phối một sản phẩm thể thao hay sản phẩm kinh doanh thể thao để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn của khách hàng và để đạt được mục tiêucủa công ty”. (Pitts and Stotlar, 2002). Sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực thể thao rất đa dạng, do đó tính phức tạp của marketing như là một loại marketing hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, nhân vật biểu hiện rất rõ nét:

Marketing hàng hóa thể thao: là một sản phẩm vật chất được đưa ra thị trường với mục đích mua bán, sử dụng hoặc tiêu dùng như: giày thể thao, quần áo thể thao, thiết bị thể thao...

Marketing các dịch vụ thể thao: là các biện pháp hoặc lợi ích nào đó khi vật chất mà phía người bán (CLB TDTT) có thể cung cấp cho người mua (NTD TDTT) các dịch vụ được cung cấp dưới dạng hoạt động như: trình diễn tư vấn, tập luyện, cho thuê trang phục thể thao...

Marketing tổ chức thể thao: là đánh giá hình ảnh của tổ chức đang có và vạch ra kế hoạch để hoàn thiện hình ảnh đó

Marketing VĐV và chuyên gia: đó là sự danh tiếng, duy trì hoặc thay đổi quan điểm với những nhân vật cụ thể, VĐV...

Marketing địa điểm thi đấu thể thao: là hoạt động “thị trường” để giành

Marketing ý tưởng: đó là marketing xã hội, soạn thảo, thực hiện, kiểm tra chương trình.

Nhà nghiên cứu Marketing thể thao người Đức W. Freyer đã hoàn chỉnh và cụ thể hóa khái niệm maketing trong thể thao là: “Ứng dụng phương pháp marketing kinh tế vào các tổ chức thể thao; quản lý các CLB thể thao. Trong đó không bao giờ quên đặc điểm của thể thao, các mục đích phi thương mại, hoạt động tự nguyện…”. [52, tr.12]

Bảng 1.4 Sự khác biệt giữa marketing thƣơng mại và phi thƣơng mại [52]

Như vậy, một bộ phận của TDTT chỉ đơn thuần mang lại giá trị cao về sức khoẻ, về văn hoá, xã hội, không trực tiếp có giá trị tiền tệ, tồn tại lâu dài trong xã hội nhưng không phải là hàng hoá, tài sản TDTT. Vì bộ phận này không tham gia vào thị trường TDTT thì được coi là hoạt động sự nghiệp phúc lợi công cộng của TDTT. Sản phẩm dịch vụ hoặc cả sản phẩm và dịch vụ được kết tinh trong sản phẩm để thiết kế, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu NTD thể thao theo quy luật kinh tế được cung ứng ra thị trường tiến hành dưới hình thức mua bán, trao đổi, giá cả nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội.

Tóm lại, KTTT đó là sự tổng hòa của hoạt động kinh tế trong lĩnh vực thể thao với mối quan hệ kinh tế nói chung. Đây là lĩnh vực tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân cung ứng dịch vụ cho xã hội, tồn tại hoạt động kinh tế sản xuất ra hàng hóa

MAKETING

Thƣơng mại Phi thƣơng mại

Liên quan đến hàng hóa thể thao, các dịch vụ phải trả tiền, các nhân vật, liên quan: lãnh thổ và ý tưởng.

Liên quan đến các tổ chức thể thao, nhà nước cũng như các dịch vụ không phải trả tiền.

Mục đích thường là tiêu thụ hàng hóa thể thao và các dịch vụ phải trả tiền thu lợi nhuận.

Mục đích nâng cao trình độ phát triển thể lực của nhân dân.

Liên quan đến chi phí NTD. Liên quan việc trợ cấp, kể cả nhà nước và tư nhân, cơ quan bảo trợ.

Có định hướng chỉ phục vụ khu vực đem lại lợi nhuận của thị trường.

Có thể không đem lại lợi ích kinh tế của thị trường.

Có một loại khách hàng đó là NTD những giá trị thể thao.

Có hai loại khách hàng, NTD các giá trị thể thao và người bảo trợ.

TDTT, trao đổi, phân phối, tiêu dùng và các khâu tương ứng. Sản xuất hàng hóa TDTT là quá trình cung ứng sản phẩm dưới hình thức thi đấu, biểu diễn, khai thác và sử dụng sân bãi. Tiêu dùng hàng hóa TDTT nhờ quá trình mà người tiêu thụ chi phí, được hưởng thụ dịch vụ TDTT như tham gia vào câu lạc bộ sức khỏe, giải trí, thưởng thức thi đấu, biểu diễn TDTT,… Trao đổi sản phẩm, hàng hóa TDTT là sự trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Những vấn đề nêu trên đã phản ảnh mối quan hệ kinh tế thống nhất giữa sản xuất, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm TDTT.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại một số câu lạc bộ thể dục thể thao quần chúng tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)