VNCB
Sức ép cạnh tranh giữa các NHTMCP đang tăng cao, đồng thời các NHTMCP cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định từ sự suy giảm kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, đòi hỏi NHTMCP Xây dựng Việt Nam phải xây dựng lại những chiến lược phát triển riêng để phát huy những lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Việc hình thành một TCTD tập trung hơn vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng được xác định là một chiến lược mang tính đón đầu.
Theo tính toán của các chuyên gia, tổng mức đầu tư của nền kinh tế vào ngành xây dựng liên tục tăng, đạt trung bình khoảng 10% hằng năm. Năm 2010 vốn đầu tư vào ngành xây dựng đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng trong tổng số khoảng 830 nghìn tỷ đồng đầu tư trên cả nước, trong đó, khu vực đầu tư Nhà nước chiếm khoảng 14.6 nghìn tỷ đồng. Còn năm 2012, mức đầu tư đạt khoảng 56.4 nghìn tỷ đồng. Nhận thấy được tiềm năng của ngành xây dựng, với lợi thế là có các cổ đông và đối tác có kinh nghiệm trong ngành xây dựng và NH cũng như nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, NH Xây dựng Việt Nam chủ trương đẩy mạnh tập trung vào thị trường liên quan ngành xây dựng để tạo thế mạnh phát triển cho riêng mình. Trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ cho vay xuất khẩu, cho vay và dịch vụ cho ngành vật liệu xây dựng và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Ðặc biệt là hợp
tác kinh doanh với các NH thương mại nhà nước để phát triển các sản phẩm nhà ở theo chủ trương của Chính phủ, NHNN, Bộ Xây dựng, trong đó có gói sản phẩm khép kín bốn nhà (Ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và nhà sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng thiết bị nội thất), các gói sản phẩm nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Trong mối liên kết này, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam có vai trò cung cấp các dịch vụ NH cho các bên liên quan và kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng rộng khắp trên cả nước. Chuỗi khép kín bốn nhà nói trên cũng sẽ giúp giảm đến mức thấp nhất những rủi ro cho tất cả các bên tham gia.
Trong chuỗi giá trị này, nhà cung ứng vật liệu xây dựng thiết bị nội thất có vai trò quan trọng, tạo nên "sân chơi" mà các nhà sản xuất vật liệu xây dựng thiết bị nội thất thay vì phải bán hàng trực tiếp thì sẽ thông qua vai trò trung gian như đại lý lớn kết nối các nhà sản xuất với nhiều chủ đầu tư, nhà thầu..., tạo ra nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thiết bị nội thất với khối lượng lớn. Vì thế, lượng hàng khi qua vai trò nhà cung ứng vật liệu xây dựng thiết bị nội thất sẽ có giá thấp hơn thị trường bán lẻ trực tiếp và người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng. Ngược lại, các nhà đầu tư, nhà thầu, khi được mua vật liệu xây dựng thiết bị nội thất có giá rẻ hơn, thì có cơ hội giảm được chi phí đầu tư cũng như giá bán sản phẩm đầu ra, và người tiêu dùng có cơ hội mua sản phẩm với giá hợp lý hơn. Nhờ vậy, số lượng khách hàng có nhu cầu tăng lên, cầu của thị trường đối với phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp sẽ tăng lên. Từ cơ sở đó, chiến lược mới của NH Xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến việc góp phần thực hiện Nghị quyết số 02/NÐCP của Chính phủ, góp phần giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
3.1.3 Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Xây Dựng Việt Nam